Thành Cổ trong cuộc tấn công chiến lược 1972 và trận chiến 81 ngày đêm lịch sử
Cuộc tấn công chiến lược năm 1972 trên toàn miền Nam bắt đầu. Ngày 30/3/1972 hai Sư đoàn 304 và 308 với sự hỗ trợ của các trung đoàn xe tăng và pháo binh đã vượt qua khu phi quân sự tại giới tuyến 17 chia cắt 2 miền. Đồng thời từ phía Tây, Sư đoàn 324B với xe tăng hỗ trợ theo đường 9 từ Lào vượt qua Khe Sanh tiến vào thung lũng sông Thạch Hãn. Với sự lợp lực của quân ta đã gây bất ngờ cho quân phòng thủ của Việt Nam Cộng hòa và đồng minh Mỹ. Quân ta tiến đánh vào các vị trí phòng thủ của sư đoàn 3 VNCH làm tan rã lực lượng địch.
Ngày 28 tháng 4 ta chiếm được Đông Hà và tiến đến sát thị xã Quảng Trị. Ngày 29, quân VNCH được lệnh rút về trấn thủ tại sông Mỹ Chánh.
Ngày 2/5 Thị xã Quảng Trị được giải phóng. Thắng lợi của chiến dịch Quảng Trị năm 1972 đã làm thay đổi cơ bản cục diện chiến trường, đẩy chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ đến bờ vực phá sản, tạo đà và thế cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Để mất Quảng Trị, Mĩ - nguỵ đã điên cuồng mở cuộc phản kích tái chiếm Quảng Trị với mật danh “Lam Sơn 72”. Trong đó mục tiêu số 1 là phải chiếm được Thành Cổ Quảng Trị. Trong lịch sử chiến tranh, chưa có một cuộc hành quân nào mà mục tiêu chủ yếu là đánh chiếm một toà thành có chu vi chưa đầy 2.000m mà đối phương huy động một lực lượng hùng hậu: với sự hỗ trợ của hạm đội tên lửa Mỹ, hàng loạt máy bay ném bom B52, một khối lượng bom đạn khổng lồ như ở chiến dịch tái chiếm Thành Quảng Trị. Thị xã Quảng Trị trong 81 ngày đêm từ 28/6 đến 16/9 được ví như một túi bom. Trung bình mỗi ngày địch huy động 150-170 lần chiếc máy bay phản lực, 70 – 90 lần chiếc B52 để ném bom huỷ diệt thị xã và Thành Cổ Quảng Trị. Với diện tích chưa đầy 3 cây số vuông, trong 81 ngày đêm thị xã và Thành Cổ Quảng Trị phải gánh chịu 328.000 tấn bom đạn, trung bình mỗi chiến sỹ của ta phải gánh chịu 100 tấn bom, 200 quả đạn pháo.
Và dù trên mình mang đầy thương tích nhưng các anh vẫn chiến đấu ngoan cường, quyết không rời trận địa, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, cứ người này ngã xuống người khác lại đến thay. Báo quân đội nhân dân ra ngày 9/8/1972 có viết “Mỗi mét vuông đất mà các chiến sỹ ta dành được ở Thành Cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu”. Theo thống kê của phòng quân lực, 80% chiến sỹ của ta đã hi sinh do sức ép của bom đạn, dù đang ngồi trong hầm cũng vỡ máu mũi, máu tai mà hi sinh.
Do hoả lực của địch quá mạnh, phòng tuyến vòng ngoài của ta bị vỡ dần. Từ đầu tháng 9 đã diễn ra cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt trong lòng thị xã và Thành Cổ Quảng Trị. Ta và địch giành nhau từng căn nhà, góc phố, từng mảng tường Thành Cổ. Thời tiết lúc này không thuận lợi, áp thấp nhiệt đới liên tục xảy ra, nước sông Thạch Hãn dâng cao, cả thị xã chìm trong biển nước. Lợi dụng tình hình đó địch tăng cường bắn phá vào công sự của ta. Các chiến sỹ của ta vừa thay nhau tát nước chống ngập công sự, vừa chống trả địch, suốt ngày ngâm mình trong nước, ăn lương khô, uống nước lã nên sức khoẻ giảm sút, thương vong rất lớn có ngày trên 100 người.
Việc cố thủ giữ Thành Cổ Quảng Trị trong chiến dịch đánh phản kích 81 ngày đêm, khi một giải pháp có tính chất quyết định cho cuộc chiến tranh Việt Nam đang đi đến hồi kết trên bàn đàm phán Pari, thì nó thực sự có ý nghĩa sống còn cho cả hai phía. Điều này được thể hiện: ta thì hạ quyết tâm giữ cho bằng được thành còn địch cố chiếm cho được thành bằng mọi giá, khi dư luận trong nước cũng như trên thế giới đang từng giờ từng phút hướng về Thành Cổ Quảng Trị. Sự kiện địch không thực hiện được mục tiêu “cắm cờ” trên Thành Cổ trước ngày 13-7-1972, chúng bày ra trò đắp thành giả tại làng Trâm Lý (cách Thành Cổ Quảng Trị hơn 2km) rồi quay phim, chụp ảnh, công bố đã chiếm lại được Thành Cổ Quảng Trị tại Hội nghị Pari, là một minh chứng cho thấy tầm quan trọng của việc làm chủ Thành Cổ Quảng Trị trong thời điểm quyết định năm 1972. Khi một giải pháp có lợi cho ta tại Hội nghị Pari cơ bản đã được định đoạt, thì việc giữ Thành Cổ không còn ý nghĩa nữa, ta quyết định rút ra khỏi Thành về án ngữ bờ Bắc sông Thạch Hãn, mặc dù cái giá phải trả cho sự kiện này khá đắt, lực lượng ta bị hao hụt thương vong khá nhiều.
Trong 81 ngày đêm đó để chiếm lại thành cổ Quảng Trị 16ha và cả thị xã Quảng Trị hơn 3km2, Mỹ đã ném xuống đây 328 ngàn tấn bom. Báo chí phương Tây thời đó bình luận tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Hiroxima Nhật Bản năm 1945. Do vậy 81 ngày đêm ấy toàn bộ thị xã và tòa thành cổ này bị san bằng. Thành Cổ chỉ còn dấu vết của một số đoạn thành, lao xá, cổng tiền, hậu... Từ năm 1993 - 1995, hệ thống hào, cầu, cống, một số đoạn thành, cổng tiền đã được tu sửa.
Trong 81 ngày đêm đó để chiếm lại thành cổ Quảng Trị 16ha và cả thị xã Quảng Trị hơn 3km2, Mỹ đã ném xuống đây 328 ngàn tấn bom. Báo chí phương Tây thời đó bình luận tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Hiroxima Nhật Bản năm 1945. Do vậy 81 ngày đêm ấy toàn bộ thị xã và tòa thành cổ này bị san bằng. Thành Cổ chỉ còn dấu vết của một số đoạn thành, lao xá, cổng tiền, hậu... Từ năm 1993 - 1995, hệ thống hào, cầu, cống, một số đoạn thành, cổng tiền đã được tu sửa.
Cũng trong 81 ngày đêm đó, hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh tại đây chưa lấy được hài cốt vì khói lửa bom đạn quá nhiều, xương máu các anh đã hòa quyện vào gạch đá đổ nát. Chính vì vậy mà ngày nay tại trung tâm di tích người ta xây đài tưởng niệm hình thành ngôi mộ chung cho hàng ngàn chiến sĩ đã ngã xuống trong những ngày đêm khốc liệt này.
Thành Cổ Quảng Trị ngày nay - Đài tưởng niệm được mô hình hoá thành nấm mộ chung
đài tưởng niệm Thành Cổ
Ngôi mộ tập thể này được thiết kế theo quan niệm triết lý âm dương mang ý nghĩa sâu sắc là để siêu thoát cho linh hồn những người đã khuất. Dưới chân nấm mồ được đắp theo hình bát giác tượng trưng cho bát quái, bốn lối bậc cấp đi lên tượng trưng cho tứ tượng, tầng dâng hương là tầng lưỡng nghi. Bên trên là mái đình Việt cách điệu, trên mái đình là bình thái cực. Theo quan niệm triết lý phương Đông thì thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái vận hành sinh vạn vật làm vũ trụ phát triển không ngừng. Trên tầng lưỡng nghi gồm hai nữa âm và dương: nữa bên nước là nữa âm, nữa bên nền đỏ là nữa dương. Người ta quan niệm rằng trong cuộc sống này âm dương luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau như: giữa trời và đất, giữa ngày và đêm, giữa người sống và người chết đó là hình thái âm dương. Và âm dương không bao giờ hoạt động độc lập mà bao giờ trong âm cũng có dương và trong dương cũng có âm, âm dương luôn hoà quyện vào nhau. Có 81 bậc thang đi lên tượng trưng cho 81 ngày đêm chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị.
Ngay nữa phần âm người ta cho làm một cây đèn màu đỏ tượng trưng cho phần dương trong âm. Đèn này có chiều cao 8,1m tượng trưng cho 81 ngày đêm và được ví như “Đèn thiên mệnh” với chức năng thiêng liêng là chuyển tải linh hồn các chiến sỹ giải phóng quân từ cỏi âm về cỏi vĩnh hằng. Trên đỉnh của cây thiên mệnh có ngọn lửa mang ý nghĩa là ánh hào quang của cuộc chiến 81 ngày đêm quyết tử cho tổ quốc quyết sinh trên chiến trường Quảng Trị. Giữa cây thiên mệnh người ta làm ba áng mây tượng trưng cho tam tài: Thiên - Địa - Nhân với ý nghĩa là cầu nối giữa trời, đất và con người. Theo phong tục của người Á Đông chúng ta thường hay cúng cơm cho người đã khuất vì vậy trên cây đèn người ta đắp 3 bát cơm để tượng trưng cho ý nghĩa đó.
Nữa phần dương còn lại được lát bằng nền gạch đỏ là màu của sự sống sự sinh sôi nảy nở. Trên phần dương có một lỗ tròn tượng trưng cho phần âm trong dương, phần âm trong dương này thông vào lòng nấm mồ. Lòng nấm mồ rỗng có 2 trục đường chính giao nhau về tứ phương, về mặt tâm linh thì đây là nơi hội tụ linh hồn của các chiến sỹ tứ phương về nấm mồ chung này. Ở chính giữa là nơi đặt hành trang người lính: Một chiếc mủ tai bèo, một đôi dép cao su, một bi đông nước, một khẩu súng AK và một chiếc ba lô. Giản dị và thân thương mà các anh đã làm nên lịch sử.
Ở giữa hai phần âm và dương có đặt một lư hương để cho mọi người khi đến Thành Cổ thắp một nén hương với lòng thành tâm cầu nguyện mong rằng linh hồn các anh sẽ từ cõi âm theo đèn thiên mệnh siêu thoát về cõi vĩnh hằng và sẽ thanh thản nơi chín suối.
Phía bên ngoài tầng lưỡng nghi còn có 81 bức phù điêu là 81 tờ lịch ghi lại từng ngày một của cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành Cổ Quảng Trị từ 28/06/1972 - 16/09/1972 theo chiều ngược kim đồng hồ.
Do hàng ngàn chiến sỹ ta cho đến hôm nay vẫn còn nằm dưới mảnh đất này, vì thế mà các công trình dưới thời nhà Nguyễn sẽ không còn được phục dựng lại nữa. Thành Cổ được xây dựng thành một công viên văn hoá, tưởng niệm và tri ân tôn vinh những người đã vĩnh viễn nằm nơi lại đây. “Cho tôi hôm nay vào Thành Cổ thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ. Cỏ xanh non tơ cỏ xanh non tơ xin chớ vô tình”. Lời bài hát “Cỏ non Thành Cổ” của nhạc sĩ Tân Huyền cũng chính là lời nhắn nhủ của cựu chiến binh Phạm Đình Lân từ Hà Nội về thăm lại chiến trường xưa. Anh đến với đài tưởng niệm cho hàng ngàn đồng đội đang yên nghĩ vĩnh hằng dưới lớp cỏ non xanh của khu di tích thắp nén tâm hương mà lòng sót xa nhắn nhủ:
Nữa phần dương còn lại được lát bằng nền gạch đỏ là màu của sự sống sự sinh sôi nảy nở. Trên phần dương có một lỗ tròn tượng trưng cho phần âm trong dương, phần âm trong dương này thông vào lòng nấm mồ. Lòng nấm mồ rỗng có 2 trục đường chính giao nhau về tứ phương, về mặt tâm linh thì đây là nơi hội tụ linh hồn của các chiến sỹ tứ phương về nấm mồ chung này. Ở chính giữa là nơi đặt hành trang người lính: Một chiếc mủ tai bèo, một đôi dép cao su, một bi đông nước, một khẩu súng AK và một chiếc ba lô. Giản dị và thân thương mà các anh đã làm nên lịch sử.
Ở giữa hai phần âm và dương có đặt một lư hương để cho mọi người khi đến Thành Cổ thắp một nén hương với lòng thành tâm cầu nguyện mong rằng linh hồn các anh sẽ từ cõi âm theo đèn thiên mệnh siêu thoát về cõi vĩnh hằng và sẽ thanh thản nơi chín suối.
Phía bên ngoài tầng lưỡng nghi còn có 81 bức phù điêu là 81 tờ lịch ghi lại từng ngày một của cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành Cổ Quảng Trị từ 28/06/1972 - 16/09/1972 theo chiều ngược kim đồng hồ.
Do hàng ngàn chiến sỹ ta cho đến hôm nay vẫn còn nằm dưới mảnh đất này, vì thế mà các công trình dưới thời nhà Nguyễn sẽ không còn được phục dựng lại nữa. Thành Cổ được xây dựng thành một công viên văn hoá, tưởng niệm và tri ân tôn vinh những người đã vĩnh viễn nằm nơi lại đây. “Cho tôi hôm nay vào Thành Cổ thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ. Cỏ xanh non tơ cỏ xanh non tơ xin chớ vô tình”. Lời bài hát “Cỏ non Thành Cổ” của nhạc sĩ Tân Huyền cũng chính là lời nhắn nhủ của cựu chiến binh Phạm Đình Lân từ Hà Nội về thăm lại chiến trường xưa. Anh đến với đài tưởng niệm cho hàng ngàn đồng đội đang yên nghĩ vĩnh hằng dưới lớp cỏ non xanh của khu di tích thắp nén tâm hương mà lòng sót xa nhắn nhủ:
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió Dẫu ồn ào đừng lay động hàng cây. …………………………………. Nhẹ bước chân và nói khẻ thôi Thành Cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật Cho tôi hôm nay đến nghẹn ngào. |
Thành Cổ Quảng Trị ngày nay
Phía tây Thành Cổ, song song con đường từ cửa hữu của thành ra thẳng bờ sông Thạch Hãn ngày nay là một công viên, quảng trường rộng lớn, nối liền quần thể di tích Thành Cổ - sông Thạch Hãn; gồm các hạng mục chính như tháp chuông, nhà thả hoa đăng hai bên bờ sông.
Tháp chuông Thành Cổ
Tháp chuông được khánh thành vào ngày 29-4-2007; chuông được đánh vào các ngày lễ, ngày rằm... vọng tưởng linh hồn các liệt sĩ. Quả chuông đồng có chiều cao 3,9 mét, đường kính 2,15 mét, trọng lượng gần 9 tấn, được treo trên tháp có chiều cao gần 10 mét.
Nhà tưởng niệm, Bến hoa đăng
Quảng trường Thành Cổ nối liền không gian giữa thành cổ với sông Thạch Hãn. Nơi đây có nhà tưởng niệm liệt sĩ nằm ven bờ hữu ngạn sông Thạch Hãn.
bến hoa đăng bờ Nam Thạch Hãn
Bến hoa đăng bờ Bắc, đối diện với quảng trường Thành Cổ
Sông Thạch Hãn, cũng là nơi hy sinh của không biết bao nhiêu chiến sĩ từ phía Nhan Biều, Ái Tử vượt sông để vào Thành Cổ để tiếp tế và chiến đấu. Vào các ngày lễ lớn hàng năm, đặc biệt vào Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), chính quyền địa phương tổ chức lễ thả đèn, thả hoa trên sông Thạch Hãn để tưởng niệm liệt sĩ đồng thời ở hai bên bờ sông.
Thành cổ Quảng Trị là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và là điểm thu hút hấp dẫn khách tham quan trong nước và bè bạn quốc tế. Để hiểu rõ và trực quan hơn đến với thành cổ quảng trị du khách sẽ được hướng dẫn thăm nhà bảo tàng nơi đây trưng bày những di vật và tái hiện lại tất cả lịch sử về Thành Cổ Quảng Trị từ khi xây dựng đến ngày đất nước thống nhất.
Quangtri360.com
Chị ơi chiến tranh đã qua rồi nhưng nhắc lại thấy buồn quá biết bao nhiêu đau thương mất mát mà con người phải hi sinh gánh chịu ...
Trả lờiXóaVết thương trên thịt da từng người,thời gian sẽ làm lành,nhưng vết thương của cả đát nước cứ hằn sâu ,đau đớn mãi trong lòng mọi người.
XóaKhi thời gian lùi xa người ta có giải được không câu hỏi này : Liệu có cách nào khác để VN tránh được những cuộc chiến nồi da xáo thịt ?
Trả lờiXóaTrận chiến đẫm máu ở thành cổ QT khiến nhiều người cũng đặt câu hỏi như Calathau ,rõ ràng là địch đã chiếm lại QT nhưng 3 năm sau ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam.
XóaChiến tranh đã để lại bao hệ lụy cho đời sau,những nỗi đau của các gia đình có con nằm xuống cho công cuộc giải phóng đến nay chưa hẳn đã hết.chỉ buồn cho cuộc sống bây giờ liệu có mấy ai trăn trở rằng mình đã sống xứng đáng với những người đã nằm xuống cho hôm nay chửa? Buồn chị nhỉ?
Trả lờiXóaNhững người có tâm đều rất đau lòng vì những người có chồng,con,người thân đã hy sinh vì đất nước vì những người đã hy sinh vì dộc lập tự do cho hôm nay vẫn chưa được quan tâm bằng xây các sân gold,các khu đô thị cao cấp để đáp ứng nhu cầu của các đại gia là chủ yếu.
Xóa