Trang

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

HỎI ÔNG TRỜI

Bắc thang lên hỏi ông Trời
Cớ sao
Nóng,lạnh,mưa ,bão hành người trần gian
Nắng nung đường xá nóng ran,
Ruộng,vườn nứt nẻ,mùa màng thất thu.
Mưa thì mưa trắng bãi bờ,
Suối ,mương,đường phố,ao hồ thành sông,
Mưa đổ nước ngập hết đồng,
Nhổ cây,vặt lá,đòng đòng tả tơi.
Thu đi man mác lòng người
Cây bàng góc phố mồ côi buồn rầu
Đông về sẻ lạnh cho nhau
Cỏ cây hoa lá u sầu buồn tênh.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

MUỐN

Tôi muốn  như loài chim 
Tung cánh trên bầu trời
Bay đi khắp muôn nơi
Lên cao nguyên xa xôi,
Ngắm thôn quê,thành phố,
Ngắm sông suối,biển khơi,
Thăm người xưa,nhà cũ,
Ngắm lúa đồng xanh tươi.
Tôi muốn là dòng sông
Mang phù sa cho đất,
Lại muốn làm bờ cát
Vui với sóng đêm ngày,
Tôi muốn là hàng cây
Bên đường che bóng mát
Cho tất cả mọi người.
Là hoa hồng thắm tươi
Để cho những  lứa đôi
Gửi tình trong hương sắc.


Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

BackDu Lịch Quảng Trị  Thành Cổ Quảng Trị

Thành Cổ Quảng Trị

    Bình chọn
    (5 votes)
    Thành Cổ Quảng Trị một tòa thành nằm bên dòng sông Thạch Hãn, được biết đến qua cuộc chiến 81 ngày đêm giữ thành đầy khốc liệt trong lịch sử dân tộc. Ngày nay Thành Cổ là một điểm tham quan gây nhiều xúc động, đây được coi là nghĩa trang không nấm mồ, là ngôi mộ chung của những người lính Thành Cổ đã ngã xuống vì quê hương vì sự hòa bình thống nhất đất nước.
    Thành Cổ Quảng Trị
    Thành Cổ Quảng Trị thuộc thị xã Quảng Trị (cổng chính nằm trên đường Lý Thái Tổ), cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông. Thành Cổ Quảng Trị được bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích Quốc gia theo quyết định số 235/VH - QĐ ngày 12/12/1986, là một trong những di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng.

    Thành Cổ Quảng Trị vào thời nhà Nguyễn

    Thành Cổ Quảng Trị được xây dựng từ thời vua Gia Long và đến thời vua Minh Mạng mới hoàn thiện, kéo dài gần 28 năm (1809-1837), Thành lúc đầu được đắp bằng đất, đến năm 1837 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Khuôn viên Thành có dạng hình vuông với chu vi tường thành dài 2160m, thành cao 3m, dưới chân dày 13,5m, đỉnh dày 0,72m. Bên ngoài thành có hệ thống hào rộng bao quanh. Bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Thành có 4 cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu Xây vòm cuốn, rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói, cả 4 cửa đều nằm chính giữa 4 mặt Thành.
    thành cổ quảng trị
    cửa Tả - Thành Cổ
    thành cổ quảng trị
    hệ thống kênh hào bao xung quanh Thành

    Thành Cổ Quảng Trị Dưới thời thực dân Pháp

    Trong suốt thời gian đô hộ và thống trị của thực dân Pháp, Thành Cổ Quảng Trị với tư cách là trung tâm đầu não của bộ máy cai trị cấp địa phương, cấp tỉnh. Thành Cổ Quảng Trị được quân đội Pháp chọn làm một trong những cứ điểm quan trọng của hệ thống đồn quân sự. Pháp đã cho xây dựng thêm một hệ thống nhà tù, mở rộng và kiên cố hoá khu lao xá để làm nơi giam giữ những người yêu nước, các chiến sĩ cách mạng trong tỉnh và khu vực.  Nhà lao Quảng Trị có lúc đã trở thành trung tâm lãnh đạo phong trào cách mạng bởi chính đây từng là nơi giam giữ những hạt nhân nòng cốt của thanh niên, những chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Quảng Trị và nhiều vị lãnh đạo của Tỉnh ủy, Xứ ủy thuộc thời kỳ tiền khởi nghĩa.
    nhà lao tù trong Thành Cổ

    Thời Mỹ xâm lược chia cắt đất nước
    Hiệp định Giơnevơ được ký kết ngày 20/7/1954, theo hiệp định lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia cắt tạm thời. Một phần của Quảng Trị từ Sông Bến Hải trở ra được giải phóng, các huyện từ Gio Linh trở vào Hải Lăng trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ. Thị xã Quảng Trị, trong đó có Thành Cổ Quảng Trị trở thành trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội. Mỹ - Ngụy biến Thành Cổ thành khu quân sự, làm kho tàng quân đội và trung tâm chỉ huy chiến dịch toàn tỉnh, đồng thời mở thêm nhà giam để đàn áp phong trào cách mạng.

    Thành Cổ trong cuộc tấn công chiến lược 1972 và trận chiến 81 ngày đêm lịch sử

    Cuộc tấn công chiến lược năm 1972 trên toàn miền Nam bắt đầu. Ngày 30/3/1972 hai Sư đoàn 304 và 308 với sự hỗ trợ của các trung đoàn xe tăng và pháo binh đã vượt qua khu phi quân sự tại giới tuyến 17 chia cắt 2 miền. Đồng thời từ phía Tây, Sư đoàn 324B với xe tăng hỗ trợ theo đường 9 từ Lào vượt qua Khe Sanh tiến vào thung lũng sông Thạch Hãn. Với sự lợp lực của quân ta đã gây bất ngờ cho quân phòng thủ của Việt Nam Cộng hòa và đồng minh Mỹ. Quân ta tiến đánh vào các vị trí phòng thủ của sư đoàn 3 VNCH làm tan rã lực lượng địch.
    Ngày 28 tháng 4 ta chiếm được Đông Hà và tiến đến sát thị xã Quảng Trị. Ngày 29, quân VNCH được lệnh rút về trấn thủ tại sông Mỹ Chánh.
    Ngày 2/5 Thị xã Quảng Trị được giải phóng. Thắng lợi của chiến dịch Quảng Trị năm 1972 đã làm thay đổi cơ bản cục diện chiến trường, đẩy chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ đến bờ vực phá sản, tạo đà và thế cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam.
    Để mất Quảng Trị, Mĩ - nguỵ đã điên cuồng mở cuộc phản kích tái chiếm Quảng Trị với mật danh “Lam Sơn 72”. Trong đó mục tiêu số 1 là phải chiếm được Thành Cổ Quảng Trị. Trong lịch sử chiến tranh, chưa có một cuộc hành quân nào mà mục tiêu chủ yếu là đánh chiếm một toà thành có chu vi chưa đầy 2.000m mà đối phương huy động một lực lượng hùng hậu: với sự hỗ trợ của hạm đội tên lửa Mỹ, hàng loạt máy bay ném bom B52, một khối lượng bom đạn khổng lồ như ở chiến dịch tái chiếm Thành Quảng Trị. Thị xã Quảng Trị trong 81 ngày đêm từ 28/6 đến 16/9 được ví như một túi bom. Trung bình mỗi ngày địch huy động 150-170 lần chiếc máy bay phản lực, 70 – 90 lần chiếc B52 để ném bom huỷ diệt thị xã và Thành Cổ Quảng Trị. Với diện tích chưa đầy 3 cây số vuông, trong 81 ngày đêm thị xã và Thành Cổ Quảng Trị phải gánh chịu 328.000 tấn bom đạn, trung bình mỗi chiến sỹ của ta phải gánh chịu 100 tấn bom, 200 quả đạn pháo.
    Và dù trên mình mang đầy thương tích nhưng các anh vẫn chiến đấu ngoan cường, quyết không rời trận địa, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, cứ người này ngã xuống người khác lại đến thay. Báo quân đội nhân dân ra ngày 9/8/1972 có viết “Mỗi mét vuông đất mà các chiến sỹ ta dành được ở Thành Cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu”. Theo thống kê của phòng quân lực, 80% chiến sỹ của ta đã hi sinh do sức ép của bom đạn, dù đang ngồi trong hầm cũng vỡ máu mũi, máu tai mà hi sinh.
    Do hoả lực của địch quá mạnh, phòng tuyến vòng ngoài của ta bị vỡ dần. Từ đầu tháng 9 đã diễn ra cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt trong lòng thị xã và Thành Cổ Quảng Trị. Ta và địch giành nhau từng căn nhà, góc phố, từng mảng tường Thành Cổ. Thời tiết lúc này không thuận lợi, áp thấp nhiệt đới liên tục xảy ra, nước sông Thạch Hãn dâng cao, cả thị xã chìm trong biển nước. Lợi dụng tình hình đó địch tăng cường bắn phá vào công sự của ta. Các chiến sỹ của ta vừa thay nhau tát nước chống ngập công sự, vừa chống trả địch, suốt ngày ngâm mình trong nước, ăn lương khô, uống nước lã nên sức khoẻ giảm sút, thương vong rất lớn có ngày trên 100 người.
    Việc cố thủ giữ Thành Cổ Quảng Trị trong chiến dịch đánh phản kích 81 ngày đêm, khi một giải pháp có tính chất quyết định cho cuộc chiến tranh Việt Nam đang đi đến hồi kết trên bàn đàm phán Pari, thì nó thực sự có ý nghĩa sống còn cho cả hai phía. Điều này được thể hiện: ta thì hạ quyết tâm giữ cho bằng được thành còn địch cố chiếm cho được thành bằng mọi giá, khi dư luận trong nước cũng như trên thế giới đang từng giờ từng phút hướng về Thành Cổ Quảng Trị. Sự kiện địch không thực hiện được mục tiêu “cắm cờ” trên Thành Cổ trước ngày 13-7-1972, chúng bày ra trò đắp thành giả tại làng Trâm Lý (cách Thành Cổ Quảng Trị hơn 2km) rồi quay phim, chụp ảnh, công bố đã chiếm lại được Thành Cổ Quảng Trị tại Hội nghị Pari, là một minh chứng cho thấy tầm quan trọng của việc làm chủ Thành Cổ Quảng Trị trong thời điểm quyết định năm 1972. Khi một giải pháp có lợi cho ta tại Hội nghị Pari cơ bản đã được định đoạt, thì việc giữ Thành Cổ không còn ý nghĩa nữa, ta quyết định rút ra khỏi Thành về án ngữ bờ Bắc sông Thạch Hãn, mặc dù cái giá phải trả cho sự kiện này khá đắt, lực lượng ta bị hao hụt thương vong khá nhiều. 

    Trong 81 ngày đêm đó để chiếm lại thành cổ Quảng Trị 16ha và cả thị xã Quảng Trị hơn 3km2, Mỹ đã ném xuống đây 328 ngàn tấn bom. Báo chí phương Tây thời đó bình luận tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Hiroxima Nhật Bản năm 1945. Do vậy 81 ngày đêm ấy toàn bộ thị xã và tòa thành cổ này bị san bằng. Thành Cổ chỉ còn dấu vết của một số đoạn thành, lao xá, cổng tiền, hậu... Từ năm 1993 - 1995, hệ thống hào, cầu, cống, một số đoạn thành, cổng tiền đã được tu sửa.
    Cũng trong 81 ngày đêm đó, hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh tại đây chưa lấy được hài cốt vì khói lửa bom đạn quá nhiều, xương máu các anh đã hòa quyện vào gạch đá đổ nát. Chính vì vậy mà ngày nay tại trung tâm di tích người ta xây đài tưởng niệm hình thành ngôi mộ chung cho hàng ngàn chiến sĩ đã ngã xuống trong những ngày đêm khốc liệt này.
    Thành Cổ Quảng Trị ngày nay - Đài tưởng niệm được mô hình hoá thành nấm mộ chung

     
    đài tưởng niệm Thành Cổ
    Ngôi mộ tập thể này được thiết kế theo quan niệm triết lý âm dương mang ý nghĩa sâu sắc là để siêu thoát cho linh hồn những người đã khuất. Dưới chân nấm mồ được đắp theo hình bát giác tượng trưng cho bát quái, bốn lối bậc cấp đi lên tượng trưng cho tứ tượng, tầng dâng hương là tầng lưỡng nghi. Bên trên là mái đình Việt cách điệu, trên mái đình là bình thái cực. Theo quan niệm triết lý phương Đông thì thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái vận hành sinh vạn vật làm vũ trụ phát triển không ngừng. Trên tầng lưỡng nghi gồm hai nữa âm và dương: nữa bên nước là nữa âm, nữa bên nền đỏ là nữa dương. Người ta quan niệm rằng trong cuộc sống này âm dương luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau như: giữa trời và đất, giữa ngày và đêm, giữa người sống và người chết đó là hình thái âm dương. Và âm dương không bao giờ hoạt động độc lập mà bao giờ trong âm cũng có dương và trong dương cũng có âm, âm dương luôn hoà quyện vào nhau. Có 81 bậc thang đi lên tượng trưng cho 81 ngày đêm chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị.
    thành cổ quảng trị
    Ngay nữa phần âm người ta cho làm một cây đèn màu đỏ tượng trưng cho phần dương trong âm. Đèn này có chiều cao 8,1m tượng trưng cho 81 ngày đêm và được ví như “Đèn thiên mệnh” với chức năng thiêng liêng là chuyển tải linh hồn các chiến sỹ giải phóng quân từ cỏi âm về cỏi vĩnh hằng. Trên đỉnh của cây thiên mệnh có ngọn lửa mang ý nghĩa là ánh hào quang của cuộc chiến 81 ngày đêm quyết tử cho tổ quốc quyết sinh trên chiến trường Quảng Trị. Giữa cây thiên mệnh người ta làm ba áng mây tượng trưng cho tam tài: Thiên - Địa - Nhân với ý nghĩa là cầu nối giữa trời, đất và con người. Theo phong tục của người Á Đông chúng ta thường hay cúng cơm cho người đã khuất vì vậy trên cây đèn người ta đắp 3 bát cơm để tượng trưng cho ý nghĩa đó. 

    Nữa phần dương còn lại được lát bằng nền gạch đỏ là màu của sự sống sự sinh sôi nảy nở. Trên phần dương có một lỗ tròn tượng trưng cho phần âm trong dương, phần âm trong dương này thông vào lòng nấm mồ. Lòng nấm mồ rỗng có 2 trục đường chính giao nhau về tứ phương, về mặt tâm linh thì đây là nơi hội tụ linh hồn của các chiến sỹ tứ phương về nấm mồ chung này. Ở chính giữa là nơi đặt hành trang người lính: Một chiếc mủ tai bèo, một đôi dép cao su, một bi đông nước, một khẩu súng AK và một chiếc ba lô. Giản dị và thân thương mà các anh đã làm nên lịch sử. 

    Ở giữa hai phần âm và dương có đặt một lư hương để cho mọi người khi đến Thành Cổ thắp một nén hương với lòng thành tâm cầu nguyện mong rằng linh hồn các anh sẽ từ cõi âm theo đèn thiên mệnh siêu thoát về cõi vĩnh hằng và sẽ thanh thản nơi chín suối.

    Phía bên ngoài tầng lưỡng nghi còn có 81 bức phù điêu là 81 tờ lịch ghi lại từng ngày một của cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành Cổ Quảng Trị từ 28/06/1972 - 16/09/1972 theo chiều ngược kim đồng hồ.

    Do hàng ngàn chiến sỹ ta cho đến hôm nay vẫn còn nằm dưới mảnh đất này, vì thế mà các công trình dưới thời nhà Nguyễn sẽ không còn được phục dựng lại nữa. Thành Cổ được xây dựng thành một công viên văn hoá, tưởng niệm và tri ân tôn vinh những người đã vĩnh viễn nằm nơi lại đây. “Cho tôi hôm nay vào Thành Cổ thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ. Cỏ xanh non tơ cỏ xanh non tơ xin chớ vô tình”. Lời bài hát “Cỏ non Thành Cổ” của nhạc sĩ Tân Huyền cũng chính là lời nhắn nhủ của cựu chiến binh Phạm Đình Lân từ Hà Nội về thăm lại chiến trường xưa. Anh đến với đài tưởng niệm cho hàng ngàn đồng đội đang yên nghĩ vĩnh hằng dưới lớp cỏ non xanh của khu di tích thắp nén tâm hương mà lòng sót xa nhắn nhủ:
    Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
    Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
    Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
    Dẫu ồn ào đừng lay động hàng cây.
    ………………………………….
    Nhẹ bước chân và nói khẻ thôi
    Thành Cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
    Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
    Cho tôi hôm nay đến nghẹn ngào.

    Thành Cổ Quảng Trị ngày nay

    Phía tây Thành Cổ, song song con đường từ cửa hữu của thành ra thẳng bờ sông Thạch Hãn ngày nay là một công viên, quảng trường rộng lớn, nối liền quần thể di tích Thành Cổ - sông Thạch Hãn; gồm các hạng mục chính như tháp chuông, nhà thả hoa đăng hai bên bờ sông.
    Tháp chuông Thành Cổ
    Tháp chuông được khánh thành vào ngày 29-4-2007; chuông được đánh vào các ngày lễ, ngày rằm... vọng tưởng linh hồn các liệt sĩ. Quả chuông đồng có chiều cao 3,9 mét, đường kính 2,15 mét, trọng lượng gần 9 tấn, được treo trên tháp có chiều cao gần 10 mét.
    Nhà tưởng niệm, Bến hoa đăng
    Quảng trường Thành Cổ nối liền không gian giữa thành cổ với sông Thạch Hãn. Nơi đây có nhà tưởng niệm liệt sĩ nằm ven bờ hữu ngạn sông Thạch Hãn.
    bến hoa đăng bờ Nam Thạch Hãn


    Bến hoa đăng bờ Bắc, đối diện với quảng trường Thành Cổ
    Sông Thạch Hãn, cũng là nơi hy sinh của không biết bao nhiêu chiến sĩ từ phía Nhan Biều, Ái Tử vượt sông để vào Thành Cổ để tiếp tế và chiến đấu. Vào các ngày lễ lớn hàng năm, đặc biệt vào Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), chính quyền địa phương tổ chức lễ thả đèn, thả hoa trên sông Thạch Hãn để tưởng niệm liệt sĩ đồng thời ở hai bên bờ sông.
    Thành cổ Quảng Trị là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và là điểm thu hút hấp dẫn khách tham quan trong nước và bè bạn quốc tế. Để hiểu rõ và trực quan hơn đến với thành cổ quảng trị du khách sẽ được hướng dẫn thăm nhà bảo tàng nơi đây trưng bày những di vật và tái hiện lại tất cả lịch sử về Thành Cổ Quảng Trị từ khi xây dựng đến ngày đất nước thống nhất.
    Quangtri360.com

    MEDIA

    KỶ NIỆM BUỒN THÁNG 6

    Thành Cổ trong cuộc tấn công chiến lược 1972 và trận chiến 81 ngày đêm lịch sử

    Cuộc tấn công chiến lược năm 1972 trên toàn miền Nam bắt đầu. Ngày 30/3/1972 hai Sư đoàn 304 và 308 với sự hỗ trợ của các trung đoàn xe tăng và pháo binh đã vượt qua khu phi quân sự tại giới tuyến 17 chia cắt 2 miền. Đồng thời từ phía Tây, Sư đoàn 324B với xe tăng hỗ trợ theo đường 9 từ Lào vượt qua Khe Sanh tiến vào thung lũng sông Thạch Hãn. Với sự lợp lực của quân ta đã gây bất ngờ cho quân phòng thủ của Việt Nam Cộng hòa và đồng minh Mỹ. Quân ta tiến đánh vào các vị trí phòng thủ của sư đoàn 3 VNCH làm tan rã lực lượng địch.
    Ngày 28 tháng 4 ta chiếm được Đông Hà và tiến đến sát thị xã Quảng Trị. Ngày 29, quân VNCH được lệnh rút về trấn thủ tại sông Mỹ Chánh.
    Ngày 2/5 Thị xã Quảng Trị được giải phóng. Thắng lợi của chiến dịch Quảng Trị năm 1972 đã làm thay đổi cơ bản cục diện chiến trường, đẩy chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ đến bờ vực phá sản, tạo đà và thế cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam.
    Để mất Quảng Trị, Mĩ - nguỵ đã điên cuồng mở cuộc phản kích tái chiếm Quảng Trị với mật danh “Lam Sơn 72”. Trong đó mục tiêu số 1 là phải chiếm được Thành Cổ Quảng Trị. Trong lịch sử chiến tranh, chưa có một cuộc hành quân nào mà mục tiêu chủ yếu là đánh chiếm một toà thành có chu vi chưa đầy 2.000m mà đối phương huy động một lực lượng hùng hậu: với sự hỗ trợ của hạm đội tên lửa Mỹ, hàng loạt máy bay ném bom B52, một khối lượng bom đạn khổng lồ như ở chiến dịch tái chiếm Thành Quảng Trị. Thị xã Quảng Trị trong 81 ngày đêm từ 28/6 đến 16/9 được ví như một túi bom. Trung bình mỗi ngày địch huy động 150-170 lần chiếc máy bay phản lực, 70 – 90 lần chiếc B52 để ném bom huỷ diệt thị xã và Thành Cổ Quảng Trị. Với diện tích chưa đầy 3 cây số vuông, trong 81 ngày đêm thị xã và Thành Cổ Quảng Trị phải gánh chịu 328.000 tấn bom đạn, trung bình mỗi chiến sỹ của ta phải gánh chịu 100 tấn bom, 200 quả đạn pháo.
    Và dù trên mình mang đầy thương tích nhưng các anh vẫn chiến đấu ngoan cường, quyết không rời trận địa, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, cứ người này ngã xuống người khác lại đến thay. Báo quân đội nhân dân ra ngày 9/8/1972 có viết “Mỗi mét vuông đất mà các chiến sỹ ta dành được ở Thành Cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu”. Theo thống kê của phòng quân lực, 80% chiến sỹ của ta đã hi sinh do sức ép của bom đạn, dù đang ngồi trong hầm cũng vỡ máu mũi, máu tai mà hi sinh.
    Do hoả lực của địch quá mạnh, phòng tuyến vòng ngoài của ta bị vỡ dần. Từ đầu tháng 9 đã diễn ra cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt trong lòng thị xã và Thành Cổ Quảng Trị. Ta và địch giành nhau từng căn nhà, góc phố, từng mảng tường Thành Cổ. Thời tiết lúc này không thuận lợi, áp thấp nhiệt đới liên tục xảy ra, nước sông Thạch Hãn dâng cao, cả thị xã chìm trong biển nước. Lợi dụng tình hình đó địch tăng cường bắn phá vào công sự của ta. Các chiến sỹ của ta vừa thay nhau tát nước chống ngập công sự, vừa chống trả địch, suốt ngày ngâm mình trong nước, ăn lương khô, uống nước lã nên sức khoẻ giảm sút, thương vong rất lớn có ngày trên 100 người.
    Việc cố thủ giữ Thành Cổ Quảng Trị trong chiến dịch đánh phản kích 81 ngày đêm, khi một giải pháp có tính chất quyết định cho cuộc chiến tranh Việt Nam đang đi đến hồi kết trên bàn đàm phán Pari, thì nó thực sự có ý nghĩa sống còn cho cả hai phía. Điều này được thể hiện: ta thì hạ quyết tâm giữ cho bằng được thành còn địch cố chiếm cho được thành bằng mọi giá, khi dư luận trong nước cũng như trên thế giới đang từng giờ từng phút hướng về Thành Cổ Quảng Trị. Sự kiện địch không thực hiện được mục tiêu “cắm cờ” trên Thành Cổ trước ngày 13-7-1972, chúng bày ra trò đắp thành giả tại làng Trâm Lý (cách Thành Cổ Quảng Trị hơn 2km) rồi quay phim, chụp ảnh, công bố đã chiếm lại được Thành Cổ Quảng Trị tại Hội nghị Pari, là một minh chứng cho thấy tầm quan trọng của việc làm chủ Thành Cổ Quảng Trị trong thời điểm quyết định năm 1972. Khi một giải pháp có lợi cho ta tại Hội nghị Pari cơ bản đã được định đoạt, thì việc giữ Thành Cổ không còn ý nghĩa nữa, ta quyết định rút ra khỏi Thành về án ngữ bờ Bắc sông Thạch Hãn, mặc dù cái giá phải trả cho sự kiện này khá đắt, lực lượng ta bị hao hụt thương vong khá nhiều. 

    Trong 81 ngày đêm đó để chiếm lại thành cổ Quảng Trị 16ha và cả thị xã Quảng Trị hơn 3km2, Mỹ đã ném xuống đây 328 ngàn tấn bom. Báo chí phương Tây thời đó bình luận tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Hiroxima Nhật Bản năm 1945. Do vậy 81 ngày đêm ấy toàn bộ thị xã và tòa thành cổ này bị san bằng. Thành Cổ chỉ còn dấu vết của một số đoạn thành, lao xá, cổng tiền, hậu... Từ năm 1993 - 1995, hệ thống hào, cầu, cống, một số đoạn thành, cổng tiền đã được tu sửa.
    Cũng trong 81 ngày đêm đó, hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh tại đây chưa lấy được hài cốt vì khói lửa bom đạn quá nhiều, xương máu các anh đã hòa quyện vào gạch đá đổ nát. Chính vì vậy mà ngày nay tại trung tâm di tích người ta xây đài tưởng niệm hình thành ngôi mộ chung cho hàng ngàn chiến sĩ đã ngã xuống trong những ngày đêm khốc liệt này.
    Thành Cổ Quảng Trị ngày nay - Đài tưởng niệm được mô hình hoá thành nấm mộ chung

    đài tưởng niệm Thành Cổ
    Ngôi mộ tập thể này được thiết kế theo quan niệm triết lý âm dương mang ý nghĩa sâu sắc là để siêu thoát cho linh hồn những người đã khuất. Dưới chân nấm mồ được đắp theo hình bát giác tượng trưng cho bát quái, bốn lối bậc cấp đi lên tượng trưng cho tứ tượng, tầng dâng hương là tầng lưỡng nghi. Bên trên là mái đình Việt cách điệu, trên mái đình là bình thái cực. Theo quan niệm triết lý phương Đông thì thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái vận hành sinh vạn vật làm vũ trụ phát triển không ngừng. Trên tầng lưỡng nghi gồm hai nữa âm và dương: nữa bên nước là nữa âm, nữa bên nền đỏ là nữa dương. Người ta quan niệm rằng trong cuộc sống này âm dương luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau như: giữa trời và đất, giữa ngày và đêm, giữa người sống và người chết đó là hình thái âm dương. Và âm dương không bao giờ hoạt động độc lập mà bao giờ trong âm cũng có dương và trong dương cũng có âm, âm dương luôn hoà quyện vào nhau. Có 81 bậc thang đi lên tượng trưng cho 81 ngày đêm chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị.
    thành cổ quảng trị
    Ngay nữa phần âm người ta cho làm một cây đèn màu đỏ tượng trưng cho phần dương trong âm. Đèn này có chiều cao 8,1m tượng trưng cho 81 ngày đêm và được ví như “Đèn thiên mệnh” với chức năng thiêng liêng là chuyển tải linh hồn các chiến sỹ giải phóng quân từ cỏi âm về cỏi vĩnh hằng. Trên đỉnh của cây thiên mệnh có ngọn lửa mang ý nghĩa là ánh hào quang của cuộc chiến 81 ngày đêm quyết tử cho tổ quốc quyết sinh trên chiến trường Quảng Trị. Giữa cây thiên mệnh người ta làm ba áng mây tượng trưng cho tam tài: Thiên - Địa - Nhân với ý nghĩa là cầu nối giữa trời, đất và con người. Theo phong tục của người Á Đông chúng ta thường hay cúng cơm cho người đã khuất vì vậy trên cây đèn người ta đắp 3 bát cơm để tượng trưng cho ý nghĩa đó. 

    Nữa phần dương còn lại được lát bằng nền gạch đỏ là màu của sự sống sự sinh sôi nảy nở. Trên phần dương có một lỗ tròn tượng trưng cho phần âm trong dương, phần âm trong dương này thông vào lòng nấm mồ. Lòng nấm mồ rỗng có 2 trục đường chính giao nhau về tứ phương, về mặt tâm linh thì đây là nơi hội tụ linh hồn của các chiến sỹ tứ phương về nấm mồ chung này. Ở chính giữa là nơi đặt hành trang người lính: Một chiếc mủ tai bèo, một đôi dép cao su, một bi đông nước, một khẩu súng AK và một chiếc ba lô. Giản dị và thân thương mà các anh đã làm nên lịch sử. 

    Ở giữa hai phần âm và dương có đặt một lư hương để cho mọi người khi đến Thành Cổ thắp một nén hương với lòng thành tâm cầu nguyện mong rằng linh hồn các anh sẽ từ cõi âm theo đèn thiên mệnh siêu thoát về cõi vĩnh hằng và sẽ thanh thản nơi chín suối.

    Phía bên ngoài tầng lưỡng nghi còn có 81 bức phù điêu là 81 tờ lịch ghi lại từng ngày một của cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành Cổ Quảng Trị từ 28/06/1972 - 16/09/1972 theo chiều ngược kim đồng hồ.

    Do hàng ngàn chiến sỹ ta cho đến hôm nay vẫn còn nằm dưới mảnh đất này, vì thế mà các công trình dưới thời nhà Nguyễn sẽ không còn được phục dựng lại nữa. Thành Cổ được xây dựng thành một công viên văn hoá, tưởng niệm và tri ân tôn vinh những người đã vĩnh viễn nằm nơi lại đây. “Cho tôi hôm nay vào Thành Cổ thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ. Cỏ xanh non tơ cỏ xanh non tơ xin chớ vô tình”. Lời bài hát “Cỏ non Thành Cổ” của nhạc sĩ Tân Huyền cũng chính là lời nhắn nhủ của cựu chiến binh Phạm Đình Lân từ Hà Nội về thăm lại chiến trường xưa. Anh đến với đài tưởng niệm cho hàng ngàn đồng đội đang yên nghĩ vĩnh hằng dưới lớp cỏ non xanh của khu di tích thắp nén tâm hương mà lòng sót xa nhắn nhủ:
    Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
    Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
    Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
    Dẫu ồn ào đừng lay động hàng cây.
    ………………………………….
    Nhẹ bước chân và nói khẻ thôi
    Thành Cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
    Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
    Cho tôi hôm nay đến nghẹn ngào.

    Thành Cổ Quảng Trị ngày nay

    Phía tây Thành Cổ, song song con đường từ cửa hữu của thành ra thẳng bờ sông Thạch Hãn ngày nay là một công viên, quảng trường rộng lớn, nối liền quần thể di tích Thành Cổ - sông Thạch Hãn; gồm các hạng mục chính như tháp chuông, nhà thả hoa đăng hai bên bờ sông.
    Tháp chuông Thành Cổ
    Tháp chuông được khánh thành vào ngày 29-4-2007; chuông được đánh vào các ngày lễ, ngày rằm... vọng tưởng linh hồn các liệt sĩ. Quả chuông đồng có chiều cao 3,9 mét, đường kính 2,15 mét, trọng lượng gần 9 tấn, được treo trên tháp có chiều cao gần 10 mét.
    Nhà tưởng niệm, Bến hoa đăng
    Quảng trường Thành Cổ nối liền không gian giữa thành cổ với sông Thạch Hãn. Nơi đây có nhà tưởng niệm liệt sĩ nằm ven bờ hữu ngạn sông Thạch Hãn.
    bến hoa đăng bờ Nam Thạch Hãn


    Bến hoa đăng bờ Bắc, đối diện với quảng trường Thành Cổ
    Sông Thạch Hãn, cũng là nơi hy sinh của không biết bao nhiêu chiến sĩ từ phía Nhan Biều, Ái Tử vượt sông để vào Thành Cổ để tiếp tế và chiến đấu. Vào các ngày lễ lớn hàng năm, đặc biệt vào Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), chính quyền địa phương tổ chức lễ thả đèn, thả hoa trên sông Thạch Hãn để tưởng niệm liệt sĩ đồng thời ở hai bên bờ sông.
    Thành cổ Quảng Trị là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và là điểm thu hút hấp dẫn khách tham quan trong nước và bè bạn quốc tế. Để hiểu rõ và trực quan hơn đến với thành cổ quảng trị du khách sẽ được hướng dẫn thăm nhà bảo tàng nơi đây trưng bày những di vật và tái hiện lại tất cả lịch sử về Thành Cổ Quảng Trị từ khi xây dựng đến ngày đất nước thống nhất.
    Quangtri360.com

    MEDIA

    Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

    Những kỷ niệm không bao giờ phai mờ! (bài gửi BBT K5)

    Tôi sinh ra và lớn lên trong một làng nhỏ bên sông Luộc. Làng tôi giống như một ốc đảo giữa biển lúa vàng vào những vụ mùa. Một biển vàng sóng sánh trong gió, thoang thoảng mùi thơm của tám xoan, di hương, nếp cái hoa vàng. Những ngày mùa người lớn rất bận rộn từ sáng sớm đến tối mịt, còn bọn trẻ con lại vô cùng thích thú. Chúng tôi theo mọi người ra đồng, chạy nhảy lung tung khắp mọi ruộng lúa để vồ các chú muỗm đem nướng ăn. Có lúc cùng nhau tập gặt lúa, khênh những lượm lúa lên bờ.
    Buổi tối hàng ngày cả nhà tụ tập ngoài sân ăn cơm với cá bống kho, rạm béo ngậy, tôm rảo kho hoặc các món rươi ( tùy thời vụ) với rau muống luộc chấm mắm chắt rất ngon.

    Từ năm 1937 bố tôi đi hoạt động thoát ly, mọi việc trong nhà và nuôi dạy con cái mẹ phải lo. Mẹ tôi là một phụ nữ nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, chịu khó làm mọi việc. Tôi nhớ những lần được theo mẹ đi chợ.Vào phiên chợ Tết, mẹ cho tôi mua những đồ chơi mà mình thích. Khi nào mẹ đi chợ một mình, bà lại mua bánh đa kê, khoai sọ, sắn luộc, bánh nếp về cho anh em tôi.
    Không có trường làng, anh em tôi phải học gia sư cùng với các anh chị em họ. Ngày ấy chúng tôi thường dùng lá chuối làm giấy nháp. Tôi không có em gái nên thường theo anh đi chơi bi, đánh đáo, trèo leo bắt chim v.v…
    Buổi sáng và tối hàng ngày, ông bà nội bắt chúng tôi đến nhà thờ đọc kinh (ông bà tôi theo Thiên Chúa giáo), tới bây giờ tôi vẫn nhớ cảm giác đau đầu gối vì phải quỳ trong nhà thờ quá lâu. Những tiếng chuông nhà thờ như một giai điệu đẹp của quê hương ngân nga mãi trong tôi. Nhưng cuộc sống êm ả ấy không còn nữa! Bọn giặc Pháp đã kéo quân về làng bên xây đồn bốt.Trước đây thỉnh thoảng chúng tôi còn được gặp mặt bố, nhưng từ khi giặc đến, bố không về được nữa. Lúc nào bọn lính đi càn, mẹ tôi trốn xuống hầm bí mật (bà là đảng viên hoạt động trong lòng địch), còn anh em tôi đi theo bà con hàng xóm đến chỗ tập trung.

    Năm tôi 10 tuổi được đón ra Ninh Bình ở gần cơ quan của bố. cuối năm 1950 tôi và anh trai vào nội trú ở trại con em cán bộ khu 3 tại Thanh Hóa.
    Năm 1953 Mai Đắc Tâm, Phạm Phu, Lương Thúy Bình cùng với tôi học lớp 4 trường cấp I Tứ Dân Nông Cống Thanh Hóa.
    Năm lớp 5 tôi học ở trường Lam Sơn mấy tháng thì nhận được giấy gọi đi học Trung Quốc. Mai Tâm, Thanh Mai, Phạm Phu, Uông…cùng đi trong đoàn 8, chúng tôi xuất phát từ Nho Quan-Ninh Bình.
    Thời gian ấy máy bay của Pháp thường hoạt động ban ngày, các đoàn đều đi ban đêm. Chúng tôi rất mệt và buồn ngủ nên giữa đường phải nghỉ để uống sữa. Có một chú dẫn đường thường kể chuyện cho chúng tôi nghe. Tôi còn nhớ trong một đêm trăng sáng, chú đã dậy chúng tôi một bài hát về trung thu:
    “Trăng lên cao,
    Đêm nay trăng tròn tròn,
    Khắp đất nước có trăng và muôn sao.
    Trăng hỡi trăng,
    Trăng biết bác Hồ miền nào?
    Trăng nhắn dùm
    Các cháu nhớ Bác nhiều ghê!”
    Chúng tôi hát theo quên cả mệt và chặng đường dường như ngắn hơn mọi ngày. Cứ thế “suốt ngày dài lại đêm thâu” nghỉ rồi đi, cuối cùng chúng tôi cũng đến được Mục Nam Quan.

    Từ Bằng Tường tôi nhìn mọi thứ đều thấy thật lạ lùng mới mẻ. Tôi đứng lặng ngắm mạng lưới điện chằng chịt rồi những bóng đèn treo ngược phát sáng, những đoàn tầu ra vào ga và những chiếc ô tô chạy trên đường…
    Chúng tôi dừng chân tại Cửu Giang Trước khi lên Lư Sơn (Giang Tây). Lư Sơn ở trên núi cao, cảnh sắc nơi đây thật tyệt vơi! Lần đầu tiên được ở nhà cao tầng, vào phòng ngủ thấy giường nào cũng có chăn gối bọc vải hoa và đệm trải ga đẹp quá, tôi sững sờ, vui sướng.
    Thế rồi mùa đông tới, tuyết rơi như những bông hoa nhỏ trải khắp mặt đất, bám vào các ô cửa kính như một tấm rèm bằng ren hoa trắng muốt. Chúng tôi rủ nhau nếm thử xem mùi vị của tuyết như thế nào. Trong những ngày đông giá lạnh, hoa thược dược vẫn khoe sắc thắm tươi trước cửa nhà nữ.
    Ở Lư Sơn một thời gian, chúng tôi về Quế Lâm. Dạo ấy nhà trường không cho thân lẻ với nhau, nhưng Lệ Thủy, Tuyết Minh và tôi yêu quý nhau. Một buổi tối chúng tôi ra giữa sân vận động bốc đất ăn thề và đặt tên Lệ Thủy là Hương, Tuyết Minh là Hoa, Tôi là Hồng, từ đó chúng tôi bí mật hẹn gặp nhau dưới gốc cây Trắc Bách Diệp hoặc Trúc Đào gần cổng trường. Thật là những buổi tối thú vị!
    Sau này tôi, Nữ Hiếu nhận nhau là chị em, gọi nhau là Phân tử và Nguyên Tử. Khi học lớp 5C tôi ngồi cạnh Thanh Bình, bạn ấy thích mùi cao su nên cái tẩy nào cũng bẻ nát ra. Ở phòng ngủ tôi nằm cạnh Thanh Mai cùng tầng trên, buổi trưa không ngủ được, chúng tôi bắc ống tay áo sang nhau, ghé mồm vào đấy nói chuyện, thế mà mọi người chẳng hề hay biết gì cả. Có hôm hai đứa còn giả vờ đi vệ sinh, chuồn ra ngoài ngắm những ngọn núi cao quanh trường và tán chuyện vãn.
    Tôi với Bái rồi với Thanh Mai hay mượn nhạc để sáng tác lời cho những bài hát chúng tôi thích. Hôm cả lớp uống thuốc tẩy giun phải nhịn ăn, tôi lại cùng Thanh Mai đặt lời mới vào bài hát, ngồi hát mãi với nhau để quên .Các bạn lớp 5,6 chắc  còn nhớ một cô bé xinh xắn,có đôi mắt bồ câu và đôi má lúc nào cũng ửng hồng dù trong mùa đông giá lạnh.Hai đứa chúng tôi chả có điểm nào giống nhau.Thiên Hương học giỏi,ít nói,tôi thi thích chan hòa với mọi người,đặc biệt thích chơi với các bạn lớp dưới như Thanh Tú,Phụng Mỹ,Kim Liên,Hồng Minh,Huyền .Chỉ có điểm cùng ngủ chung một phòng ở nhà tạp thể.Chẳng hiểu vì lý do gì,chúng tôi trở thành đôi bạn thân không bao giờ rời xa nhau.Suốt thời gian ở QL hai chúng tôi cùng đọc thư,xem ảnh ,ăn chung các món quà mẹ Hương gửi sang.Tôi thì chẳng có gì để chia sẻ với bạn.Sau này tôi mới biết thời gian đó bố tôi đi làm công tác CCRĐ,vì gia đình tôi từng là nhà giầu nhưng  khi CCRĐ chẳng còn ruộng đất vì đã hiến cho Nông Hội nên đội công tác bắt mẹ tôi và quy là Quốc Dân Đảng(mẹ tôi là đảng viên Đảng LĐVN).Chúng tôi cứ sống vô tư vui vẻ bên nhau trong những năm tháng ở TQ.Năm 1957 khi về nước chơi,hai đứa it khi ở nhà mình,suốt ngày đi chơi lang thang ngoài đường phố HN hoặc về Hải Dương nơi bố tôi công tác.Năm 1958 sau khi về nước,Hương ở HN,tôi học ở HD,mãi tới khi tôi vào đại học,tuần nào chúng tôi cũng gặp nhau,tôi thích làm việc nên đến nhà H thấy việc gì cũng làm và gần gũi mọi người nên từ ông bà,các cô cậu chú bác đều yêu quý.Mọi việc của họ hàng H tôi đều tham gia như con cháu .Những việc liên quan đến tôi mẹ H đều quan tâm,me H còn về Vĩnh Bảo thăm mẹ tôi,khi tôi chuẩn bị cưới,H đưa cả vải chuẩn bị may áo cưới của mình cho tôi may trước. Những năm thời bao cấp ,gia đình riêng của tôi rất thiếu thốn đủ thứ.Mẹ H còn mang it mỡ nước từ Nguyễn Công Trứ  xuống Nghĩa Tân cho tôi,tôi thiếu giường,cụ cũng gọi lên lấy.Tôi yêu quý cụ như một người mẹ và tôi vẫn áy náy chưa đến thăm mộ của cụ vì cụ mất ở Sài Gòn.Tôi không bao giờ quên chiếc áo len đầu tiên tôi được mặc là do H gửi len cùng mì chính từ Tiệp Khắc về cho tôi .Những năm 80 tôi bị hen rất nặng do làm việc trong môi trường axit và các chất độc hại.Khi tôi nghỉ hưu H rất nhiều lần bảo tôi vào thành phố HCM ở cùng để tránh cái khí hậu có độ ẩm quá cao ở miền Bắc.H vào miền Nam nhiều năm,thỉnh thoảng chúng tôi mới được gặp nhau nhưng mỗi lần gặp đều muốn ở bên nhau lâu hơn.Tôi luôn là người không đáp lại được tấm lòng của bạn vì tôi không thích cái ồn ào ở HCM.Khi chồng tôi bị tai nạn tôi không muốn báo cho H vì hai vợ chồng H cũng ốm đau lại phải gánh cả nhà ông anh.Nhưng sau khi biết chuyện H đã gửi ra 10 triệu đồng cho chồng tôi bồi dưỡng và tôi đã dùng số tiền đó để chồng tôi đi chơi xuyên miền trung  tháng 12/2012.Trong đời tôi có những người bạn thân ở k5 QL và Thiên Hương là điều rất may mắn,hạnh phúc,suốt đời không thể quên.
    Minh Gương

    Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

    NẮNG MIỀN TRUNG

    Nắng vàng hoe trên những ngọn cây
    Từng giọt rơi nghe xào xạc lá
    Ngọn gió Lào nóng ran oi ả
    Con bướm vàng cũng run rẩy xa bay
    Ngày đánh Mỹ bom nổ rát tai
    Con bướm vàng ngắc ngoải sống sót
    Cánh dập dềnh bay vội vào rừng sâu
    Cô thanh niên xung phong tiếc một niềm vui
    Nắng ong ong nhuộm đỏ đất đồi
    Gió hây hây rang miền biên giới
    Đạn bom thù gào thét cày xới
    Muốn xóa đi sự sống trên đời

    Thanh bình nay cây cỏ xanh tươi
    Rừng Trường Sơn phong lan nở rộ
    Những đàn bướm sắc màu rực rỡ
    Cứ tung tăng bay lượn khắp rừng
    Ôi mảnh đất miền trung !
    Cái nôi của phong ba bão tố
    Để lại trong ta niềm thương nỗi nhớ
    Chẳng bao giờ có thể phôi pha.




    Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

    NGỘ NHẬN

    Cứ ngỡ mình còn trẻ 
    Như bông hoa đang nở trên cành
    Điểm tô những giọt long lanh
    Sương đêm thơ ngây còn đọng
    Cứ ngỡ mình còn trẻ
    Ngơ ngẩn buồn rồi chợt bâng khuâng
    Mong nhớ một tình yêu lý tưởng,
    Một người lịch lãm yêu thương
    Vẫn mơ màng bởi tiếng gió lao xao
    Khắc khoải trong tim một tiếng chim kêu
    Và ngơ ngẩn một chút hương thoảng tới
    Suy tư ước vọng xa vời
    Cứ mong chờ cái gì đó xa xôi
    Đến với mình như bài thơ lãng mạn
    (Ảnh minh họa)
    Khi soi gương thấy hãi hùng hoảng loạn
    Tóc bạc rồi,khuôn mặt nhăn nheo
    Những vết chân chim đuôi  mắt hằn sâu
    Bâng quơ buồn,chợt tỉnh một cơn mê.