Trang

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Từ ‘ôsin’ trở thành Sinh viên Quốc tế xuất sắc tại Úc

Ấn tượng về Đặng Thị Hương là một cô gái nhỏ nhắn với đôi mắt to, sáng cùng tác phong rất nhanh nhẹn và chuyên nghiệp, đặc biệt chưa từng thấy ai lại mê học đến vậy. 
Khó có thể tưởng tượng cô sinh viên trường Box Hill, vừa nhận giải thưởng kép ‘Sinh viên Quốc tế của Năm bang Victoria’ và ‘Giải thưởng của Thủ hiến dành cho Sinh viên Quốc tế của Năm’, từng phải nghỉ học năm lớp 7, đi làm giúp việc từ nhỏ và có thời gian dài phải tự mưu sinh trên đường phố.
Những năm tháng cơ cực
Quê ở Vĩnh Phúc, nhà có 3 anh em, sống với mẹ đơn thân. Năm lớp 7, gia đình quá khó khăn, là con gái lớn, Hương phải nghỉ học để giúp mẹ làm ruộng, nhường cho anh trai và em gái tiếp tục được đi học.
Rồi biến cố ập đến, mẹ Hương bị suy thận, cách duy nhất để giúp gia đình là Hương phải ra Hà Nội kiếm sống.
Công việc đầu tiên của cô bé 13 tuổi, cao 1m30, nặng 27 cân lúc đấy là chăm sóc một em bé mới 4 tháng tuổi và làm việc nhà với mức lương là 150 nghìn đồng một tháng.
“Đến bây giờ Hương vẫn phải cảm ơn cô chú đầu tiên đã cho làm giúp việc và đã tin tưởng giao con cho một đứa trẻ như thế để đi làm suốt ngày,” Hương nói.
5 năm ở Hà Nội, làm ‘ôsin’ từ nhà này sang nhà khác, rồi đủ các công việc chân tay từ 6 giờ sáng đến 12 giờ đêm.
Dù vất vả, có một ước mơ không bao giờ tắt trong cô gái nhỏ bé này là được tiếp tục đi học. Những năm tháng mưu sinh càng khiến Hương hiểu chỉ có học mới thay đổi được cuộc sống của mình.
Thế là, Hương thuyết phục gia đình chủ nhà cho sáng làm việc và đi học bổ túc vào buổi tối, tự mình trang trải tiền học phí. Cứ tưởng chăm chỉ làm việc, Hương sẽ được đi học. Nhưng chỉ hơn một năm chủ nhà không hài lòng khi thấy Hương dành thời gian cho việc học nhiều hơn và bất ngờ đuổi Hương khỏi nhà trong một chiều đông lạnh giá.
Không có việc làm, không có chỗ ở, và việc đi học của Hương bấy giờ là khá phi lý vì “tốt nghiệp đại học còn không xin được việc làm, nói gì đến học bổ túc lớp 8, lớp 9” nhưng Hương vẫn quyết tâm không về quê và làm hết sức để có thể tiếp tục học hết trung học.
Hương tìm được một cô chủ nhà tại khu xóm liều cho ở nhờ dưới gầm cầu thang, chỉ kê vừa đủ một chiếc giường gấp, gẫy chân, và đổi lại 3 giờ sáng mỗi ngày Hương đi chở rau về cho cô ra chợ bán.
Vay được bạn 50 nghìn cùng với anh trai mượn cho 150 nghìn làm vốn, Hương quyết định tự mở một gánh xôi bán ở lề đường tại một cổng trường tiểu học.  
“Tiền không đủ mua đồ nghề, cô chủ nhà cho Hương mượn một cái nồi rất bé và vì thế Hương phải dậy từ 2 giờ sáng để được nấu vài mẻ xôi đủ một thúng cho sáng bán,” Hương kể.
Sáng bán xôi, chiều bán bánh khoai, bánh chuối, cuối tuần học sinh nghỉ Hương đi lau nhà thuê, bán hàng rong trên phố. Ngày nào Hương cũng chỉ ngủ khoảng 2 tiếng.
Vừa đi học, vừa đi làm để trang trải cuộc sống và gửi tiền về quê giúp mẹ nhưng Hương vẫn quyết bám trụ Hà Nội, không dám kể cho mẹ nghe những nỗi nhọc nhằn của mình bởi không muốn mẹ lo lắng và có thể theo đuổi ước mơ trở thành cô giáo dạy văn.
Không họ hàng thân thích, không bạn bè thân thiết, không phải lúc nào cũng gặp được người tốt, từng bị lừa hết tiền trong khi đi tìm việc làm...  khiến Hương có cái nhìn khá bi quan về cuộc sống và khó lòng tin tưởng bất kỳ ai.
“Khi nhớ về những năm tháng ấy, tôi vẫn còn cảm thấy rất sợ hãi. Thời gian ấy đã hình thành trong tôi tính tự ti, bị người ta coi thường, mắng mỏ, những uất ức phải giữ hết trong lòng, không biết chia sẻ cùng ai, tất cả khiến tôi trưởng thành quá sớm.”
“Thế nhưng tôi vẫn cám ơn những người mà mình từng chung sống bởi nhờ họ mà tôi rút ra được nhiều bài học cuộc sống và càng quyết tâm đi học trở lại.”
KOTO - bước ngoặc cuộc đời
“Hương biết đến KOTO vào năm 2006. Lúc đó, Hương cũng không hiểu rõ KOTO là gì, chỉ biết là vào được KOTO thì mình sẽ có chỗ ở an toàn hơn để học hết lớp 12.”
18 tháng tại KOTO, Hương có cơ hội được học tiếng Anh, học ngành nghề khách sạn, vừa học vừa làm. Ngày ở KOTO, đêm vẫn đến trường bổ túc văn hóa, Hương bắt đầu mơ đến cánh cửa đại học.
“Thời gian đầu ở KOTO, Hương ít nói chuyện với mọi người vì bản thân cũng tự ti. Nhờ có anh Jimmy (Jimmy Phạm – người sáng lập ra tổ chức KOTO) động viên và hướng dẫn, Hương dần hòa nhập và bắt đầu nắm bắt những cơ hội tại KOTO. Nơi đây thật sự đã trở thành gia đình của Hương.”
Sau khi tốt nghiệp khóa học ở KOTO, Hương vừa đi làm toàn thời gian ở đây, vừa đi dạy thêm tiếng Anh bên ngoài, làm việc ở quán cà phê vào cuối tuần, dịch thuật... và tham gia khóa học tiếng Anh IELTS để tìm học bổng du học.
Nhờ sự hướng dẫn của Jimmy Phạm cũng như sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, cuối cùng Hương đã được 2 trường ở Úc cấp học bổng, trong đó có trường nghề Box Hill ở bang Victoria với khóa học 1 năm về Quản trị Kinh doanh.
Khó khăn nơi đất Úc
“Những ngày đầu đến Úc, Hương rất nhớ nhà. Hương cũng không nghĩ là mình nhớ nhà nhiều đến như vậy vì bản thân vốn đã sống xa nhà từ nhỏ. Rồi lại thường xuyên bị bệnh, nằm suốt ngày trong giường, không quen nhiều người, chỉ biết đi học và đi làm. Nói chung là cảm giác khá hụt hẫng”.
“Vào lớp học thì bị choáng bởi môi trường học hoàn toàn khác. Lớp học có 30 người thì chỉ có 4 là du học sinh, mà Hương lại khá lớn tuổi. Mặc dù tiếng Anh không tệ nhưng nhiều lúc không hiểu thầy cô nói gì, chưa kể các môn học về tài chính, kế toán trong khi bản thân không được đào tạo bài bản về ngành này khi còn ở Việt Nam, rồi các kỹ năng về máy tính để làm báo cáo... Hương bắt đầu cảm thấy hoảng loạn và không biết làm thế nào để có thể ‘đấu’ lại các bạn trong lớp.”
Hương chỉ bắt đầu lấy lại tinh thần khi cô giáo giao bài tập viết thư. Sau khi đọc xong lá thư của Hương, cô giáo nhận xét “chưa từng thấy một du học sinh nào viết thư tốt như thế”. Chính nhờ lời động viên này mà Hương ‘xốc’ lại được tinh thần và thấy mình không đến nỗi tệ.
Sau 6 tháng đầu vất vả hòa nhập, Hương dần tham gia nhiều hơn các hội thảo, các hoạt động sinh viên, đi chơi nhiều hơn, kết bạn và gặp gỡ nhiều người hơn.
Cơ hội và ước mơ thành hiện thực
Với thành tích học tập xuất sắc, Hương tiếp tục nhận học bổng thứ hai của trường Box Hill về thương mại.
Năm 2013, lần đầu tiên bang Victoria tổ chức trao giải thưởng cho sinh viên quốc tế có thành tích học tập tốt cũng như có những đóng góp đáng kể cho cộng đồng. Và Hương may mắn là sinh viên Việt Nam đầu tiên đại diện cho khoảng 117 ngàn sinh viên quốc tế đang theo học tại bang Victoria, Úc nhận giải thưởng cho bậc cao đẳng và đại học. Hương cũng vượt qua hai sinh viên xuất sắc khác nhận được giải thưởng đặc biệt của Thủ hiến bang Victoria.
Nhận giải thưởng kép này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Hương vì khoản tiền thưởng 20 nghìn đô Úc sẽ biến ước mơ theo học cử nhân của Hương thành hiện thực.
Hương dự định chuyển tiếp sang năm cuối Cử nhân Kinh doanh ở Đại học RMIT sau khi hoàn thành khóa học thương mại ở Box Hill vào cuối năm sau.
“Nghĩ về chặng đường đã qua, nhiều khi Hương có cảm giác như mình đã sống cả một cuộc đời. Hành trình mười mấy năm qua khá thú vị dù rằng vất vả vô cùng và Hương nghĩ mình sẽ có một câu chuyện thú vị để kể lại cho con.”
“Hương đã học hỏi được rất nhiều, luôn tự hào vì mình được sinh ra trong đói nghèo nên luôn quý giá những cơ hội có được và tận dụng nó hết mình.”
“Hương luôn biết ơn mẹ rất nhiều, dù mẹ rất cực khổ nhưng chưa bao giờ bỏ con. Những khi khó khăn tưởng chừng không vượt qua được, Hương nghĩ về mẹ và mẹ là động lực lớn nhất.”
“Và cuối cùng, không có gì là không thể, nếu mình thật sự muốn làm và muốn thay đổi.” 

Các chủ đề:

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

NHỮNG CHÚ NGỰA NGHĨA HIỆP

Chú ngựa khuyết tật giúp đỡ những người khuyết tật
Tại Hillsborough County, Florida (Mỹ) – trung tâm cưỡi ngựa Bakas, nơi những chú ngựa đặc biệt chăm sóc những người có nhu cầu đặc biệt, với bất cứ ai được hỏi, họ sẽ nói rằng: “Chester là chú ngựa được yêu thích nhất. Có rất nhiều người đến trung tâm và dành yêu cầu đặc biệt cho Chester”, giám đốc phụ trách chương trình điều trị bệnh bằng phương pháp cưỡi ngựa, ông Beth Harre Orr nói.
Jonathan Hughes là bệnh nhân đã gắn bó lâu năm với Chester. Hughes mắc chứng bại não, đã tham gia khóa điều trị cưỡi ngựa tại trung tâm nhiều năm nay. Để giúp Hughes cưỡi ngựa, sẽ có những người trợ giúp đứng ở hai bên hông và giữ cậu ngồi vững trên lưng ngựa. May mắn là những buổi điều trị với Chester đã đem lại những tín hiệu đáng mừng cho bệnh tật của Hughes.
‘Rất kiên trì’, trợ lý của Hughes, Emesr Bennerman cho biết: “Ý tôi là Chester rất kiên nhẫn và chẳng phải John cũng rất nhẫn nại hay sao?”. Dù khó khăn trong việc giao tiếp, Hughes cũng lên tiếng đồng tình.
Những chú ngựa làm nên điều kỳ diệu trên thế giới - Ảnh 1

Chú ngựa Chester.

“Chester thực sự là một con ngựa tuyệt vời”, ông Bennerman nói. Chester là con ngựa khuyết tật bị mất mắt phải. Ba năm trước, mắt Chester bị thương rất nặng, trong khi đó trung tâm không hỗ trợ những khoản tiền để phẫu thuật mắt cho nó. Thậm chí họ còn ra quyết định giết Chester để tránh cho nó bị đau đớn. Nhưng một khách hàng của trung tâm, bà Lorrane MCCracken, sau những ngày tháng vất vả đã tìm được một nhà tài trợ sẵn sàng chi hàng ngàn đô để cứu Chester.
“Thiên thần đã nghe thấy lời thỉnh cầu của chúng tôi” – ông Harre Orr xúc động nhớ lại. “Nó chỉ đơn giản là thực hiện những hành động. Chester sẽ làm bất cứ điều gì bạn bảo nó làm”, bà MCCracken nói trong lúc đang cưỡi Chester.  “Tôi nghĩ Chester rất biết ơn khi nó được cứu sống. Thẳm sâu bên trong, Chester cảm nhận được cuộc sống giá trị thế nào và biết ơn vì điều đó”.
“Nếu Chester làm được, tôi cũng có thể làm được, bà Mcracken nói. Trước đây bà từng là y tá và mắc chứng bệnh đau lưng mãn tính, đến với trung tâm và gặp Chester đã khiến bà có thêm động lực. “Chester thực sự là nguồn cảm hứng lớn”.
Chester hiện đang được đề cử cho danh hiệu ‘Chú ngựa của năm’ bởi Hiệp hội điều trị bệnh bằng phương pháp chữa bệnh chuyên nghiệp.
Chú ngựa liều mình cứu chủ
Trong một buổi trò chuyện cùng kênh truyền hình The Age, Anthony Sexton sống tại vùng Koomalla đã kể về chú ngựa yêu quý từng cứu anh thoát khỏi đám cháy phá hủy toàn bộ gia sản.
Tối đó khoảng 18h30 khi anh cùng chú ngựa Jeune Mark đi dạo, nhưng khi vừa rẽ vào một góc khuất trên đường Traraglon, họ phải đương đầu với một bức tường lửa đang lướt dọc con đường. Họ bèn quay trở lại và đối mặt với một bức tường lửa khác, chỉ cách đó khoảng 40m.
Anh Sexton quan sát ngọn đồi cạnh con đường và thấy rằng những ngọn lửa đang bùng lên dữ dội từ phía đó, sớm muộn sẽ lan xuống đường và nhốt họ trong một chiếc hộp lửa. Anh Sexton kéo con ngựa gần mình và thì thầm : “Cúng ta sẽ chết mất”. Nhưng Jeune lại có ý khác.
Những chú ngựa làm nên điều kỳ diệu trên thế giới - Ảnh 2

Anthony Sexton và chú ngựa đã cứu mạng anh.

Con ngựa đã đẩy mạnh đầu và cổ về phía trước, sau đó nhảy qua hàng rào bảo vệ bên phía đường. Jeune trượt ngã và bị đám khói lửa nuốt chửng, cách Anthony chỉ vài mét.
Anthony sau đó phải một mình bò, trượt và vấp ngã không biết bao nhiêu lần khi chạy về phía bờ sông. Anh Sexton tin rằng, cú nhảy qua hàng rào bảo vệ đó đã cứu mạng anh bởi sau đó anh đã tìm thấy lối thoát an toàn dẫn đến con sông. Khoảng 2-3h lặn dưới sông, Anthony chỉ cố duy trì mũi, miệng và mắt bằng cách phủ lên chúng chiếc mũ của mình. Sau đó Anthony lên bờ và đi bộ về phía nhà mình, dù biết rằng nó đã bị thiêu rụi.
Bất chợt, anh nghe thấy tiếng ngựa hi vang ngoài sân và vui mừng nhận ra Jeune vẫn còn sống. Anthony định liều mạng cứu chú ngựa những cuối cùng chính nó cứu sống anh.
Có lẽ đó là mình chứng về định mệnh 6 năm trước giữa anh và Jeune. Khi ấy, Anthony – một người đam mê ngựa 20 năm đang tìm kiếm một con ngựa mới với quan điểm rằng không phải người chọn ngựa mà chính những chú ngựa sẽ chọn chủ của mình.
“Bạn để ngựa chọn bạn, bạn không thể điều khiến con ngựa giống bạn được”, Anthony cho biết. “Vì vậy nếu một con ngựa khiến bạn không rời mắt, khiến bạn cười thì đó là con ngựa thuộc về bạn”.
Những chú ngựa làm nên điều kỳ diệu trên thế giới - Ảnh 3
Và Jeune, chú ngựa có bộ lông màu hạt dẻ, hậu duệ của chú ngựa vô địch cúp Melbourne 1995 sau đó đã chuyển về sống cùng Anthony. Anthony nói anh không hề biết điều này, anh chọn nó chỉ vì ‘không thể rời mắt’.
Ngôi nhà tạm thời của Anthony hiện nay giống một ngôi nhà lưu động dựng gần chuồng của Jeune, cách nhà cũ khoảng 40m. Trong lúc anh đang kể lại câu chuyện, chú ngựa thường xuyên đi đến trước cửa, nghển cổ vào và dùng đầu gõ vào cánh cửa. Anthony nói đây không phải lần đầu tiên Jeune làm hành động đó. “Nếu bạn đến đây vào 10h đêm, Jeune sẽ mở cửa đón bạn và xem ti vi với bạn khoảng nửa giờ”.
“Jeune mang những vết bỏng trên người từ sau tai nạn đó. Nó đúng là luộm thuộm với lông đuôi rối tung, tôi đã phải cố hết sức để chải nó. May là Jeune đã dần hồi phục. Tuy là có chút ‘hoang dã’ trong não nhưng nó đã phần nào hồi phục thể lực”.
Jeune sống ở bãi cỏ 28 mẫu Anh nhưng có khi cả ngày nó chẳng chịu di chuyển. Có lần Jeune đi lại xung quanh bãi cỏ nhưng chỉ 10 phút sau nó đột nhiên nó lồng lên và đứng im lặng trước nhà kho đến hết ngày. Nó thường đi dạo vào ban đêm và điều này thật kỳ lạ, Anthony cho biết.
                                                          (sưu tầm)

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

NGÀY VALENTINE

Hôm nay ngày Valentine
Các việc lặt vặt tôi xin nhường bà
Công việc nấu ăn ,quet nhà
Thời gian rảnh rỗi thì bà làm luôn
Ngồi không bà cảm thấy buồn
Thì bà rửa bát,cọ luôn cả nồi
Mấy bộ quần áo của tôi
Bà ủi là hộ để tôi tiện dùng
Ngày tình yêu thật tưng bừng
Valentine sao quá chừng là vui  !
Chúng ta tuy đã già rồi
Nhưng tình yêu vẫn bồi hồi nhớ nhung
Bà vẫn khỏe mạnh tôi mừng
Trong nhà mọi việc bà không ngại gì
Mai đây dù có ra đi
Ta còn nhớ mãi cái thì tình yêu.

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

LỄ HỘI ĐẦU XUÂN

Suôt ba miền Bắc Trung Nam ,đầu xuân có tới 8000 lễ hội,ở miền Bắc có

5 lễ hội không nên bỏ qua dịp đầu xuân

 Đi hội Xuân là một thú vui của cha ông ta từ ngàn xưa. Nhân dịp đầu xuân Quý Tỵ, xin “mách” bạn một vài lễ hội độc đáo, thu hút đông du khách mỗi năm.
Lễ hội chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội)
Lễ hội chùa Hương 2013 sẽ được khai hội vào ngày 15/2 và có 2 phần chính: phần “hội” và phần “lễ”. Trong phần “hội” sẽ có các tiết mục văn nghệ đặc sắc phù hợp với tâm linh và các màn biểu diễn múa lân, rồng.
Đối với phần “lễ”, Lễ hội chùa Hương có tổ chức lễ niêm hương kỳ nguyệt tại ban Tam Bảo.Theo dự kiến, năm nay sẽ có khoảng 1,4 – 1,5 triệu lượt khách tới với Lễ hội chùa Hương.
Trong năm 2012, huyện Mỹ Đức đã đón 1,48 triệu lượt khách tham quan. Với chủ đề “Nét đẹp truyền thống văn hóa Việt”, lễ hội chùa Hương năm nay có nhiều hoạt động phong phú nhằm tôn vinh và giới thiệu với khách thập phương về giá trị truyền thống của lễ hội lâu đời này cũng như văn hóa tín ngưỡng của dân tộc. Ngoài lễ khai hội được tổ chức long trọng vào ngày 6 tháng Giêng tại sân Thiên Trù, lễ hội còn có nhiều hoạt động khác như: phóng sinh trên suối Yến, triển lãm ảnh “Những ngôi chùa Việt cổ” cùng các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.
Lễ hội ở đền Trần (Nam Định)
Lễ hội ở đền Trần thường diễn ra 3 ngày, từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Năm nay, lễ hội Đền Trần sẽ phát ấn trong vòng 3 ngày 15, 16 và 17 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội mở đầu bằng lễ khai ấn bắt đầu từ giờ Tý (giữa đêm). Thời gian gần đây, ngày càng nhiều người tới hành lễ tại đền Trần vào dịp hội để xin/mua được tờ ấn với mong ước sẽ được thăng tiến trong nghề nghiệp.
Mới đây, Ban tổ chức lễ hội cho biết, họ sẽ phát ấn cho nhân dân và khách thập phương từ 7h sáng ngày 15 tháng Giêng âm lịch (24/2). Ấn Đền Trần sẽ được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần.
Năm nay Ban tổ chức đã dự định chuẩn bị 50 vạn cánh ấn. Theo đó, để tránh loại ấn giả, chất lượng phôi ấn năm 2013 thống nhất là một loại giấy màu vàng.
Hội Lim (Bắc Ninh)
Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc.
Mới đây, ông Nguyễn Văn Phong – Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cho biết mùa lễ hội 2013 tỉnh sẽ cương quyết xử lý những cá nhân nào vi phạm, làm xấu đi hình ảnh quan họ trong mắt du khách thập phương.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã có chỉ thị nghiêm cấm hành vi ngửa nón nhận tiền vì hành vi đó dù thế nào cũng gây phản cảm, và không có tác dụng tốt đến văn hoá quan họ cũng như dân ca quan họ.
Hội làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội)
Đến La Phù nhằm ngày 13 tháng Giêng (Âm lịch), người ta thấy Tết trở lại! Trẻ con được mặc áo mới, người lớn hội họp cơm rượu linh đình. Cờ, phướn cắm dày từ đường cái quan vào đến tận cùng các con hẻm, thôn xóm oang oang tiếng nói cười.
Hội làng La Phù năm nào cũng to, hội là lúc để người dân nhớ đến ân đức vị lạc tướng Tĩnh Quốc (thời Hùng Vương) đã từng đóng quân ở làng.
Đặc biệt nhất của hội La Phù là cuộc thi lợn của các xóm, xuất phát từ tích dân làng mang lợn đến dâng cho vị tướng Tĩnh Quốc để mở tiệc khao quân trước khi lên đường đánh giặc mà có. Lợn mang lên dâng tế ở đình được gọi bằng “ông”, nuôi dưỡng cẩn thận và sạch sẽ. Khi làng vào đám, “ông lợn” của mỗi xóm sẽ được làm sạch và trang trí thật đẹp để rước ra đình chấm điểm.
Lễ hội Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Hàng năm, tới dịp lễ hội, hàng nghìn du khách đổ về Yên Tử (Quảng Ninh) từ sáng sớm, hăm hở leo núi để được chạm tới ngôi chùa làm bằng đồng nằm trên đỉnh non thiêng.
Từ xưa, núi rừng Yên Tử được biết đến và ngợi ca là "phúc địa", bởi nơi đây có vẻ đẹp hoang sơ, có không gian thiên nhiên bao la kỳ vĩ. Yên Tử là vùng non thiêng đại ngàn trong tâm thức của người Việt Nam, nơi phát tích của Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền mang đậm bản sắc văn hoá, tín ngưỡng dân tộc... 
Khu di tích Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thượng Yên Công, Uông Bí. Đặc biệt, Chùa Đồng - "đoá sen" trên đỉnh Phù Vân chỉ "cách trời ba thước" sẽ là tâm điểm của du khách.Yên Tử đã được đầu tư xây dựng 2 tuyến cáp treo từ chân Giải Oan lên đến chùa Hoa Yên và từ chùa Một Mái lên đỉnh An Kỳ Sinh nên việc hành hương lên đỉnh non thiêng đã rút ngắn được thời gian và sức lực cho du khách hành hương tìm về với nguồn cội.
Đây là hệ thống cáp treo đạt nhiều kỷ lục về sự hiện đại, tiến độ thi công, địa hình dốc đứng và độ cao, với tổng vốn đầu tư 70 tỷ đồng.Về với cõi thiêng Yên Tử, du khách cùng dâng hương tưởng niệm Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị anh hùng dân tộc, vị Vua Phật của Việt Nam, cảm nhận tấm lòng của phật tử Trúc Lâm, những phật tử nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc.00 lễ hôi nhưng có 5 lễ hội không nên bỏ qua.

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

VỀ QUÊ

Tôi trở về đây thăm thôn cũ
Lá xanh như vẫy tay chào
Ao,bèo đung đưa mặt nước
Hàng tre kẽo kẹt reo vui
Nhà xưa mái hồng ngói mới
Cổng lớn mở rộng đón mời
Mọi người vui mừng hớn hở
Vắng bóng mẹ nheo mắt cười
Trong lòng man mác chơi vơi
Mẹ cha đi xa cả rồi !
Mong hai người  nơi chín suối
Bên nhau an nghỉ đời đời.

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

XUÂN VUI

Cứ mỗi độ xuân về
Người người lòng nao nức
Gương mặt nở nụ cười
Hoa tươi  khắp nơi nơi
Phố  phường người tấp nập




Mặt sông sóng lăn tăn
Thiên nga vui bơi lội
Gió xuân man mác thổi
Thảm cỏ xanh rì rầm


Mây trắng trôi bồng bềnh
Trên trời cao lãng đãng
Lòng say say chuyênhs choáng
Như nhấp rượu giao thừa.