Nhà máy thủy điện Sơn La
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhà máy thủy điện Sơn La | |
---|---|
Tọa độ | Tọa độ: |
Tình trạng | Hoạt động cả 6 tổ máy |
Khởi công | 2005 |
Khánh thành | 2010 |
Chủ sở hữu | Tập đoàn Điện lực Việt Nam |
Đập chính và đập tràn | |
Chiều cao | 138 m |
Chiều dài | 1.000 m |
Base width | 90 m |
Dung lượng | 31 km3 (7,4 cu mi) |
Chắn qua | Sông Đà |
Dung tích đập tràn | 35.000 m3/s (1.200.000 cu ft/s) |
Trạm phát điện | |
Ngày chạy thử | 2010 |
Loại | Conventional |
Tua bin | 6 x 400 MW Tua bin Francis |
Công suất lắp đặt | 1.600 MW |
Công suất tối đa | 2.400 MW |
Lượng điện hàng năm | 10,246 GWh |
Mục lục |
Quá trình xây dựng
Nhà máy được khởi công vào năm 2005 nhưng trước đó 30 năm những chuyến khảo sát đầu tiên đã được thực hiện bởi các chuyên gia viện Thủy điện và công nghiệp Moscow, Cty Electricity and Power Distribution của Nhật Bản, Cty Designing Research and Production Shareholding của Nga và SWECO của Thụy Điển.Năm 2001, dự án Thủy điện Sơn La được đưa ra Quốc hội khóa X thảo luận, gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn do mực nước thiết kế cao lại nằm trong khu vực có thể có động đất, lo ngại các tác động về môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng... Do đó ngày 29/6/2001, dự án Thủy điện Sơn La được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, nhưng chưa quyết phương án xây dựng[2]. Tháng 12/2002, Báo cáo nghiên cứu khả thi được thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XI. Phương án xây dựng công trình cũng được Quốc hội thông qua với mục tiêu phát điện tổ máy số 1 vào năm 2012 và hoàn thành toàn bộ công trình vào năm 2015.
Năm 2003, EVN đã hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện phương án Sơn La. Công tác tái định cư cũng được bắt đầu triển khai thực hiện. Tháng 12/2003, những người thợ đầu tiên thuộc Tổng công ty Sông Đà có mặt tại công trường để triển khai xây dựng mặt bằng công trường và đồng thời tận dụng thời gian chuẩn bị công trường trong 2 năm (2004-2005) để thi công các công trình dẫn dòng. Ngày 15/1/2004, Thủ tướng đã ra quyết định số 09/QĐ-TTg phê duyệt dự án Thủy điện Sơn La.
Ngày 2/12/2005, công trình Thủy điện Sơn La được khởi công xây dựng. Trong quá trình thiết kế, thi công dự án đã được thay đổi nhiều so với phương án ban đầu như cao trình được hạ xuống từ khoảng 295 xuống còn 215-230, thay biện pháp đổ bê tông đập dâng bằng công nghệ dầm lăn với phụ gia khoáng là tro bay của Nhiệt điện Phả Lại, thay phương án từ nhà máy 8 tổ máy (8 x 300 MW) sang phương án nhà máy 6 tổ máy (6x400 MW); thay phương án máy biến áp 1 pha bằng máy biến áp 3 pha...[3] Để tăng tính an toàn của đập các chuyên gia nước ngoài từ Nga, Châu âu, Trung Quốc đã được mời giám sát, đóng góp bổ xung thêm những tiêu chuẩn rất chặt chẽ...[4].Ngày 11/1/2008, những khối bê tông đầm lăn đầu tiên được sản xuất. Tới ngày 25/8/2010 kết thúc quá trình đổ bê tông đầm lăn đập chính nhà máy. Tháng 4 năm 2010 sau hơn 7 năm triển khai, các tỉnh Sơn La tỉnh Điện Biên và Lai Châu đã hoàn thành công tác di chuyển toàn bộ các hộ dân ra khỏi vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La.Ngày 15/5/2010, các đơn vị thi công đã tiến hành đóng kênh dẫn dòng tích nước hồ chứa. Ngày 5/11/2010, hồ chứa đã tích nước đến cao trình 189,3m đáp ứng cho phát điện tổ máy số 1. Ngày 20/8/2010, rotor tổ máy số 1 đã được lắp đặt thành công. Ngày 7/1/2011, tổ máy số 1 phát điện chính thức. Ngày 26/9/2012, tổ máy 6 (tổ máy cuối cùng) của Nhà máy Thủy điện Sơn La đã hòa thành công vào điện lưới quốc gia.
Ngày 23/12, công trình Thủy điện Sơn La chính thức khánh thành trở thành đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á với cao độ đỉnh đập 228,1 m; dài 961,6 m; chiều rộng đáy đập 105 m; chiều rộng đỉnh đập 10 m. Dung tích hồ chứa thủy điện 9,26 tỷ m3, với tổng công suất lắp máy 2.400 MW, sản lượng điện bình quân hàng năm trên 10 tỷ kWh, bằng gần 1/10 sản lượng điện của Việt Nam năm 2012.[5]
Thông số kỹ thuật
- Diện tích hồ chứa: 224km2. Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,26 tỉ mét khối nước.
- Công suất lắp máy: 2.400 MW, gồm 6 tổ máy.
- Điện lượng bình quân hằng năm: 10,2 tỉ KW
- Tổng vốn đầu tư: 42.476,9 tỉ đồng (bao gồm vốn đầu tư ban đầu là 36.786,97 tỉ đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là 5.708 tỉ đồng). Vốn thực tế 60.196 tỷ đồng, tăng khoảng 60% so với ban đầu.
- Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
- Chủ thầu chính: Tổng công ty Sông Đà
- Nhà thầu: Công ty Cổ phần Sông Đà 5, Công ty cổ phần Sông Đà 7, Công ty cổ phần sông đà 9....
- Tổng số hộ dân phải di chuyển: 17.996 hộ tại 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
Các anh chị giỏi thế. Ngày tết em cứ co ro ở nhà! Thèm ghê!
Trả lờiXóaChị không chụp ảnh đào hả chị?
Em ăn Tết thế nào,có đi đâu chơi không?Chị thật có lỗi không gọi điện rủ em cùng đi chơi..Phong cảnh hai bên đường đẹp hơn năm 2003 khi cac chị lên Điện Biên Phủ,Chị chưa học được cách đưa ảnh lên mạng nên không chụp ảnh nhiều,chỉ ngồi trên xe ngắm cảnh thôi.
Trả lờiXóaCảm ơn MG đã có bài viết rất đầy đủ về nhà máy thủy điện Sơn La và sơ qua về chuyến đi chơi đầu năm của mọi người. Xin chúc mừng Gương, anh Nghinh và các bạn đã có chuyến du Xuân thành công mỹ mãn. (Hoàn)
Trả lờiXóaTuy H chưa lần nào đi chơi với bọn mình nhưng đi đâu chúng mình cũng hay nhắc tới các bạn,nếu nói chuyện riêng tư có lẽ H là người thông cảm với G nhất vì hai đứa mình có những nỗi bận tâm rất giống nhau.Mong H năm nay có nhiều niềm vui mới.và dồi dào sức khỏe.
XóaChuyến Du Lịch đầu năm lại chọn đi lên Tây Bắc và thăm nhà máy Thủy Điện Sơn La là một sự chọn lựa tuyệt vời. Rất thán phục anh Nghinh. Đường lên Tây Bắc mùa này chắc chắn là rất đẹp. Tiếc rằng tôi không đi, nếu không thì tha hồ mà chụp ảnh. Được tham quan nhà máy Thủy điện lớn nhất ĐNA để mở rộng kiến thức và thấy tự hào với nước mình. Cám ơn MG đã cung cấp nhiều thông tin để chia sẻ với bạn bè. Chúc anh Nghinh và MG khỏe mạnh trong năm mới để tiếp tục dẫn dắt mọi người đến nhiều miền đất tươi đẹp của đất nước.
Trả lờiXóaSang năm Quý Tỵ,Ánh nhanh nhẹn,tươi tắn,khác hẳn cuối năm ngoái.Đúng là lột xác ,đầy sức xuân,lại đầy nhiệt tình nữa,chẳng ai có thể tưởng tượng một cụ bà nhỏ nhắn lại ngồi xe máy đi hết quận này đến quận kia thăm bạn bè.Ánh hãy giữ phong độ đó suốt năm nhé!Cố gắng sắp xếp thời gian đi chơi với bạn bè,đừng chỉ biết hết mình vì con cháu thì thiệt thoi cho bạn tôi quá.
XóaMình vừa ốm vừa bận chẳng đi cùng với các bạn lần này, tiếc quá!!! Đoàn có đông các bạn QL tha hồ mà tán chuyện linh tinh...
Trả lờiXóaCó chuyến đi nào nữa thì nhớ rủ mình nhé!
Vắng Mai trong chuyến đi này,ai cũng hỏi thăm mãi,nếu có Mai và Ánh thì mọi người sẽ được ngắm phong cảnh Tây Bắc mùa xuân thật đẹp.
XóaMọi người hỏi thăm hay là nói xấu mình hả?
XóaMình ở nhà cứ hắt hơi liên tục!
Ở ngoài Bắc có không khí tết hơn trong này nhờ có tiết trời se se lạnh. MG chụp được một số ảnh đẹp quá đấy, đang trong quá trình xây dựng, khi hoàn thành chắc nhà máy thuỷ điện Sơn La sẽ rất đẹp vì nằm trong khung cảnh thiên nhiên đẹp
Trả lờiXóaBọn mình đến nhà máy thủy điện Sơn la nhưng mọi người vẫn nghỉ tết nên chỉ nhìn quang cảnh xung quanh thôi,chưa được vào trong nhà máy.G không biết đưa ảnh lên mạng nên phải đi cop. về một số ảnh và những tư liệu về nhà máy để các bạn hiểu rõ thêm về công trình này.Khi nào có điều kiên,P ra HN vào dịp cuối năm để hưởng cảnh thu ở đây,nhớ báo cho bọn mình nhé !
XóaThích quá chị ơi. Em đã từng lên Tây Bắc vào những năm tháng khó khăn nhất của đất nước, nhiều kỉ niệm không quên được chị ạ. Tiếc rằng hồi đó không có máy ảnh kĩ thuật số, không có Internet như ngày nay để ghi lại những hình ảnh thuở ấy.
Trả lờiXóaChúc chị năm mới vui khỏe và hạnh phúc nhiều chị nhé.