NGƯỜI CAO TUỔI VỚI ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức Tezat Hoa Kỳ
Trong chu kỳ của cuộc sống, người cao niên thường trở lại giai đoạn phải lệ thuộc vào gia đình như đã lệ thuộc vào cha mẹ trong tuổi ấu thơ. Đó là vì khi tới tuổi cao, khả năng làm việc của họ giảm bớt, lại có thể nẩy sinh ra một số bệnh liên hệ tới tuổi già, khiến họ mất khả năng tự túc, tự tồn, thậm chí mất cả khả năng hiểu biết.
Đây là một vấn đề mà các xã hội Đông và Tây có giải pháp khác nhau mặc dầu có chung một mục tiêu là giúp đỡ người già trong giai đạn khó khăn nhất cuả đời họ.
Xã hội Tây Phương
Tại các xã hội Tây phương, điạ vị người già tùy thuộc vào khả năng kiểm soát tài chánh. Khi có khả năng này, người già không lo bị sống cô đơn với các chứng bệnh kinh niên. Họ có thể thuê mướn những chuyên viên y tế để chăm sóc tại gia hoặc lựa chọn lối sống tập thể trong các cơ sở chuyên chăm sóc người già với đầy đủ tiện nghi y tế, vật chất.
Nhưng đó cũng là thiểu số. Còn phần đông người già với hạn hẹp tài chánh phải nhờ vả hoặc gia đình thân thích hoặc các cơ quan chính phủ, cơ sở cộng đồng, các tổ chức từ thiện.
Tại các quốc gia kỹ nghệ cao, như Hoa kỳ chẳng hạn, nhu cầu công ăn việc làm đã khiến gia đình phân cách, trái ngược với tình trạng các gia đình sinh sống gần gũi nhau trong các trang trại lớn vào đầu thế kỷ 20. Do đó, đa số người già thường sống cô đơn trong ngôi nhà mà họ đã tạo lập từ thuở trung niên. Con cái họ thường là ở xa, có khi cách cả hàng ngàn cây số.
Thêm vào đó, đa số người già ở đây đều trải qua nhiều cuộc hôn nhân trong đời, rất ít người sống cùng với người phối ngẫu ban đầu. Con cái nhiều dòng, con ông con bà, con chúng ta, khó có sự đoàn kết trong tình máu mủ ruột thịt.
Nhận thức được sự khó khăn này, chính phủ Mỹ đã lập ra chương trình An Sinh Xã Hội, chương trình chăm sóc y tế miễn phí cho người già từ 65 tuổi sắp lên ( medicare ). Chính phủ còn trợ cấp cho các chương trình giúp đỡ người già do các cộng đồng địa phương thực hiện. Các cộng đồng này điều hành nhiều trung tâm cao niên, cung cấp bữa ăn trưa với giá rẻ cho người già, cung cấp vài dịch vụ y tế căn bản như khám sức khoẻ, đo huyết áp, khám mắt, thử đường, cholesterol trong máu. Nhiều trung tâm còn tổ chức các cuộc giải trí lành mạnh, như thể dục thể thao, đi bộ, bơi lội, đi xe đạp v.v.
Các trung tâm cao niên này đã tạo ra một môi trường làm vơi bớt nỗi cô đơn của họ.Các bữa cơm tập thể cũng cung cấp cho họ những chất dinh dưỡng căn bản hàng ngày.
Một cuộc khảo sát về ích lợi của bữa ăn tập thể đối với người cao niên cho thấy họ có khả năng hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn người già dùng bữa ăn cô độc ở nhà. Có thể đây cũng là một yếu tố tâm lý chứng minh người già cần một môi trường gia đình hay đoàn thể để tâm hồn được ổn định, đưa đến sự cải thiện các chức năng cơ thể.
Tóm lại, ở Mỹ người già có thể vừa trông cậy vào sự giúp đỡ của gia đình vừa dựa vào sự trợ giúp cuả chính phủ và cộng đồng xã hội.
Người già ở Việt Nam
Ở các xã hội Đông phương như Việt Nam chẳng hạn, người già căn bản đều nương tựa vào gia đình trong giai đoạn chót của cuộc đời. Xã hội Việt Nam chưa có những chương trình giúp đỡ người già hoặc có những trung tâm cao niên có tổ chức như ở Mỹ.
May mắn thay, người Việt Nam có truyền thống hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Người Việt nào cũng xem mình có bổn phận đền đáp công lao sinh thành dưỡng dục cuả cha mẹ .
“Công cha như nuí Thái Sơn,
Nghiã mẹ như nước trong nguồn chẩy ra”,
là điều tâm niệm của con người Việt.
Do truyền thống tốt đẹp đó mà gia đình trở thành đơn vị gốc của xã hội. Đơn vị đó tồn tại qua nhiều cuộc xáo trộn kinh tế, chính trị của xã hội. Người già có một chỗ dựa nào đó trong cái đơn vị gốc này. Những người thiếu may mắn, không con cái, thì vẫn có thể nhờ vả bà con nội ngoại.
Cũng do truyền thống tốt đẹp cuả dân tộc mà cuộc sống chung giữa người già và người trẻ dưới mái ấm của gia đình thường rất hài hòa, ổn định. Trong xã hội Tây phương sự sống chung này không nhiều vì mỗi bên đều muốn có sự riêng tư.
Người già Việt viễn cư
Đối với người Việt định cư tại nước ngoài, quý vị cao niên vẫn còn thừa hưởng cái truyền thống hiếu thảo của dân tộc. Các cụ vẫn còn được con cái phụng dưỡng như hồi còn ở bên nhà. Tuy đã có các chương trình trợ cấp của chính phủ, các cụ vẫn không chọn lối sống cô độc, lẻ loi.
Ngoại trừ khi quá yếu đau, sự hiện diện của các cụ còn là một lợi ích cho con, đặc biệt cho cặp vợ chồng trẻ.
Khi cả hai vợ chồng đều đi làm thì các cụ trở thành quản gia cho họ. Khi họ có con nhỏ, các cụ kiêm luôn việc giữ trẻ, đôi khi phụ trách cả công việc bếp núc. Các cụ vui vẻ làm những công việc đó cho con cái, không than phiền.
Sự xung khắc do khoảng cách tuổi tác ít khi xẩy ra, chỉ trừ một số rất nhỏ trong đó hoặc dâu, rể đã tiêm nhiễm nặng chủ nghiã cá nhân Âu Mỹ. Trong trường hợp này, các cụ tuy bị khổ tâm không ít, nhưng vì thương cháu nên không nỡ đoạn tuyệt với dâu rể. Sự khổ tâm, chịu đựng này có thể đưa đến những hậu quả tâm thần trầm trọng.
Một số các cụ cảm thấy cô đơn vì không có bạn đồng trang lứa để hàn huyên, trao đổi. Các cụ không thích đến các trung tâm cao niên để giải trí như người địa phương, đôi khi vì thiếu phương tiện di chuyển. Mà các trung tâm này cũng chỉ có ở các thành phố có đông người mình định cư, và số người tham dự vẫn ít oi.
Nói tóm lại, môi trường thích hợp nhất đối với các cụ vẫn là gia đình trong đó các cụ sống thoải mái giữa đông đảo con cháu. Tâm lý chung là các cụ thường chọn ở với con trai vì theo quan niệm Đông phương, dâu là con mà rể là khách, các cụ thà nhờ vả nương tựa con trai và con dâu hơn.
Quan niệm này khác với quan niệm Tây phương, đặc biệt là người Mỹ. Họ cho rằng con trai chỉ là con cho tới khi nó lấy vợ, còn con gái thì là con của họ suốt đời ( A son is a son until he gets a wife, a daughter is a daughter all her life ). Quả thật khi người con trai Mỹ lấy vợ thì đương sự đặt trọng tâm sinh hoạt vào nhà vợ, tách khỏi cha mẹ trong nhiều khía cạnh cuả cuộc sống.
Nhưng dù ở với con nào, các cu ta vẫn được sống thoải mái hơn các cụ Mỹ cùng hoàn cảnh. Lý do là dù hội nhập vào xã hội Mỹ, người mình vẫn còn giữ truyền thống tốt đối cha mẹ.
Sống dưới mái ấm đại gia đình, các cụ ta hưởng được sự chăm sóc cả vật chất lẫn tinh thần. Yếu tố tinh thần lại có ảnh hưởng không ít tới tới sức khoẻ thể xác của các cụ. Cho nên truyền thống phụng dưỡng cha mẹ không những tốt đẹp về phương diện văn hoá mà còn tốt về phương diện kinh tế bằng cách giảm thiểu tốn kém về các dịch vụ y tế dành cho các cụ.
Trong các gia đình Việt Nam còn giữ được nền nếp cổ truyền, các cụ do tuổi tác được con cháu trọng nể, đương nhiên trở thành những nhân vật tiêu biểu cho trật tự và tình đoàn kết của các thành phần trong gia đình. Các cụ giữ vai trò xúc tác cho mọi hoạt động của các con cháu nhắm thăng tiến, hướng thượng và xây dựng hạnh phúc cho mọi người. Vai trò của các cụ trong việc tiếp tay giáo dục trẻ con không bị hạn chế, chống đối như các cụ già trong xã hội Âu Mỹ.
Tuy nhiên, tình trạng này trong tương lai gần sẽ có một vài biến chuyển. Đám trẻ được trường học dạy cho lối suy tư và hành động tự lập đối với gia đình thường trở nên ương ngạnh. Chúng xem các cụ thuộc thế hệ đã qua, không phù hợp với lý tưởng tự do cuả chúng.
Cho nên nếu các cụ không cởi mở mà quá khắt khe theo lối sống cổ truyền thì e rằng sớm muộn cũng mất đi mối quan hệ tình cảm với lũ trẻ.
Các cụ cần thích nghi với hoàn cảnh mới, với sự hội nhập vào xã hội mới, tìm hiểu tâm tư, ước mơ, lối suy nghĩ của tuổi trẻ, sẵn sàng chấp nhận những khác biệt, đặt trọng tâm vào tình thương. Có thế các cụ mới hòa đồng được với sự đổi đời do hoàn cảnh tạo nên.
Mà có hòa đồng, thích nghi thì các cụ mới bảo vệ được sức khoẻ tâm thân, nắm được bí quyết của tiến trình an hưởng tuổi vàng. |
Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài viết hay và đáng suy ngẫm MG à
Trả lờiXóaNhiều người cao tuổi muốn sống với những người đồng niên vì do công việc con cái không có điều kiện chăm sóc nên G mang bài này về để mọi người cùng bàn luận.
XóaHihi, em biết cách vô nhà chị rồi nhé.
Trả lờiXóaBài viết rât hay chị ạ, em thấy tay Bác sỹ này nắm rất vững các vấn đề XH & con người, chẳng những ở Vn mà còn ở khắp Âu, Mỹ. Mình phải tìm hiểu mà biết cách sống dần đi là vừa chị nhỉ.
Một nhóm các chị đã nghĩ đến việc vào ở nhà DL khi không tự phục vụ được bản thân.
XóaNhững người Việt định cư ở Mỹ (Các nước khác không rõ), đa số họ vẫn giữ được sự ấm cúng trong gia đình của người Á Đông. Tôi có đến thăm khá nhiều người Việt đang định cư ở Mỹ, thấy quan hệ trong gia đình không khác gì những người đang sống ở VN, nhất là những người lớn tuổi. Điều này đáng vui và tự hào.
Trả lờiXóaBài viết đã nói đúng như Phương nhưng không hiểu vì sao chú thím mình đã sang Mỹ một thời gian lại về VN sống với nhau còn các con vẫn ỏ lại Mỹ?
XóaNếu như có trung tâm dưỡng lão như các nước thì hay biết mấy chị nhỉ? Mình già rồi, ko muốn phiền hà con cái, mặc dù các con em rất hiếu thảo như chúng em đã từng hiếu thảo với mẹ cha.Nhưng chắc chắn ko tránh khỏi xung khắc thế hệ chị ah.Đọc bài "hiểu đời" thì thấy rất rõ.
Trả lờiXóaCác chị vừa đi thăm một nhà dưỡng lão,không gian rộng rãi thoáng mát,có các loại phòng cho khách tự chọn (Phòng 1 người,2 người 3 người có đầy đủ tiện nghi),bệnh viện ngay cạnh đủ các chuyên khoa,có nơi cho các cụ tập luyện,chơi thể thao,có phòng cho người nhà tới thăm nghỉ lại và có chỗ vui chơi cho trẻ em,giá từ 8 đến 12 triệu đồng /tháng.Các chị bảo nhau sau này lấy tiền cho thuê nhà để vào nhà DL ở với nhau cho có bạn.
Trả lờiXóaChúc chị nghỉ lễ an lành
Trả lờiXóaĐể cho nụ cười mãi nở trên môi (~_~)
http://www.desicomments.com/dc1/11/158223/158223.gif
Chúc MG những ngày nghỉ lễ vui và hạnh phúc
Trả lờiXóaNhững ngày lễ kế tiếp nhau,bạn hãy đi nghỉ cho thư dãn nhé !
Trả lờiXóa