Trang

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

CHUYÊN ĐỀ SỨC KHỎE


Tác dụng chữa bệnh của các loại cây,hoa,quả

Tạp chí “Daily Mail” của Anh đã tổng kết 7 loại trái cây có tác dụng chữa bệnh. Bạn có nguy cơ mắc bệnh nào, hãy chọn đúng loại cây, quả sau đây nhé.
 
1. Loãng xương: Nho khô
Nho khô giàu boron, giúp làm giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. Nho khô có thể ăn cùng với sữa chua giàu canxi, làm tăng pecan – chất giàu boron nên có hiệu quả phòng chống loãng xương rất cao.
2. Mệt mỏi: Táo tàu
Khi mệt mỏi chúng ta thường thèm đồ ngọt nhưng nếu ăn nhiều đồ ngọt sẽ không tốt. Thay vào đó hãy ăn táo tàu. Táo tàu với chỉ số glycemic thấp sẽ không khiến lượng đường trong máu tăng mạnh, hơn nữa lại giúp bạn có cảm giác no và tăng năng lượng nhanh chóng, giảm mệt mỏi.
3. Bệnh gout: Anh đào khô
Quả anh đào (cherry) giàu anthocyanin, đạt hiệu quả rất tốt đối với bệnh viêm khớp và gout.
 .
4. Huyết áp cao: Mơ khô
Hàm lượng kali trong mơ khô bằng 3 lần trong quả chuối mà kali lại có tác dụng hạ huyết áp. Một nghiên cứu gần đây của Trung tâm y tế Mỹ phát hiện, lượng kali nạp vào cơ thể giúp phòng ngừa bệnh huyết áp cao và bệnh tim.
5. Viêm bàng quang: Quả việt quất
Theo nghiên cứu của Mỹ, mỗi ngày sao 2 quả việt quất khô (khoảng 42,5g), có thể làm giảm “độ bám dính” của vi khuẩn E.coli trong các mẫu nước tiểu của bệnh nhân nữ, do đó nguy cơ viêm bàng quang cũng giảm. Nguyên nhân chính giúp quả việt quất có tác dụng kì diệu này là vì nó có chứa các hoạt chất proanthocyanidis có tác dụng chống vi khuẩn lưu lại ở bàng quang.
6. Táo bón: Mận khô
Một nghiên cứu mới cho thấy, mỗi ngày 2 lần mỗi lần ăn 6 quả mận khô (50g), sẽ có hiệu quả giảm táo bón tốt hơn cả uống thuốc. Mận khô giàu sorbose, giúp tăng độ ẩm phân, có tác dụng nhuận tràng.
7. Thiếu máu: Sung khô
Mỗi ngày ăn 4 quả sung khô có thể đáp ứng 1/4 nhu cầu sắt hàng ngày, giúp ngăn ngừa thiếu máu. Sung khô ăn cùng với nước cam ép giàu vitamin C, càng giúp cơ thể hấp thụ sắt
8. Trị ho: Dùng cánh hoa hồng bạch hoặc húng chanh,hẹ hấp cách thủy với đường phèn rồi cho  trẻ em uống ngày 3 lần. Có thể lấy quả lê thái nhỏ hầm kỹ rồi uống(cả trẻ em và người lớn đều được).

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA:
Loi cây này còn có tên là dip h châu, cam kim, kim vườn, dip hòe thái, lão nha châu, trân châu tho..., tên khoa hc là Phyllanthus. T xưa, người dân ca nhiu nước trên thế gii đã s dng nó trong vic tr nhiu bnh như viêm gan, vàng da, lu, l loét, si mt, cm cúm, thng phong...


<!--[if !vml]--><!--[endif]-->
Theo các nghiên cứu hiện đại, cây diệp hạ châu chứa một số enzyme và hoạt chất có tác dụng chữa viêm gan như phyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids và flavonoids... Một nghiên cứu cho thấy, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày). Trong thời gian nghiên cứu, không có bất kỳ sự tương tác nào giữa diệp hạ châu với các thuốc khác.
Theo một nghiên cứu tiến hành năm 1995, cây thuốc này có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp tâm thu ở người không bị tiểu đường và giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
Từ 2.000 năm nay, y học cổ truyền của nhiều dân tộc đã sử dụng diệp hạ châu chữa vàng da, lậu, tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, hen, sốt, khối u, đau đớn kéo dài, táo bón, viêm phế quản, ho, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng... Nó còn được đắp tại chỗ chữa các bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy...
Người Peru tin rằng diệp hạ châu có tác dụng kích thích bài tiết nước mật, tăng cường chức năng gan và dùng nó để điều trị sỏi mật, sỏi thận. Họ xé vụn cây thuốc, đun sôi (như cách sắc thuốc của Việt Nam), cho thêm chút nước chanh, chia uống 4 lần trong ngày. Nó cũng được dùng chữa viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh. Người Brazil, Haiti cũng dùng cây thuốc này để chữa các bệnh tương tự.
Tại các vùng khác ở Nam Mỹ, diệp hạ châu được sử dụng rộng rãi để trị viêm gan B, viêm túi mật, thận, thống phong, sốt rét, thương hàn, cúm, cảm lạnh, kiết lỵ, đau dạ dày, mụn nhọt, lở loét, ung độc. Nó còn được sử dụng như một thuốc giảm đau, kích thích ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ...
Tại nhiều nước châu Á (như Ấn Độ, Malaixia...), người dân cũng dùng diệp hạ châu để chữa viêm gan, vàng da, hen, lao, kiết lỵ, lậu, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai.
TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY CHUỐI HỘT RỪNG:
Cây chuối hột được dùng để chữa sỏi thận, đái tháo đường… Gần đây người ta lại ưa dùng chuối hột rừng hơn chuối hột nhà. Vì mọc ở rừng nên chuối rừng an toàn hơn và chắc là phải mạnh hơn chuối trồng ở vườn nhà? Chuối rừng có lẽ còn lạ với bà con thành phố nhưng không lạ gì với dân sống ở vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên và miền Trung. Chuối hột rừng, tên khoa học là Musa acuminata Colla thuộc họ chuối (Musaceae). Cây có thân giả cao tới 3 – 4m; lá có phiến dài, mặt dưới có thể tía; cuống xanh có sọc đỏ. Hoa chuối hột rừng mọc thẳng đứng ở ngọn (khác với các loài chuối trồng có hoa mọc thõng xuống), màu đỏ thẫm, xen lẫn với những quả chuối màu vàng rộm, số nải ít hơn 10, mo quấn lên. Hoa chuối hột rừng mọc thẳng đứng ở ngọn (khác với các loài chuối trồng có hoa mọc thõng xuống), có loại màu đỏ thẫm (còn gọi là chuối rừng hoa đỏ – Musa paracoccinea A.Z. Liu. & D.Z. Li), xen lẫn với những quả chuối màu vàng rộm. Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4 – 5mm. Trái chuối hột rừng Trái chuối rừng to bằng ngón tay cái, có hạt, lúc chín vàng ươm ăn ngọt lịm. Nhưng do trái có nhiều hột nên thường người ta không ăn mà chỉ lấy hột làm thuốc. Chuối hột rừng có hai loại, trái lớn và trái nhỏ. Tất cả ngâm rượu đều thơm, ngon nhưng loại trái nhỏ có phần nhỉnh hơn vì nhựa nhiều. Chuối càng nhiều nhựa ngâm rượu càng ngon và ngọt. Trái chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy. Trái chuối hột rừng có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp. Trị trẻ em táo bón: lấy 1 – 2 trái chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được. Trị sỏi bàng quang: trái chuối hột xanh thái mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống. Trị bệnh thống phong (bệnh gút): quả chuối hột (rừng) 3g, củ ráy (rừng) 4g, khổ qua 1g, tỳ giải 2g. Sao vàng hạ thổ, đóng gói 10g/gói, ngày uống 2 – 3 gói pha nước đun sôi uống, không được cho đường vào. Trị hắc lào: trái chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày với kết quả tốt. Xổ giun: quả chuối hột chín ăn vào lúc đói thấy ra giun. Không được ăn quả chuối rừng còn xanh (chưa chín) vì rất dễ bị ngộ độc hoặc táo bón nặng vì quá nhiều chất tanin. Hạt chuối hột Chuối hột dùng để chữa bệnh là chuối có nhiều hạt, hạt vỏ đen bên trong có bột trắng. Cách lấy hạt chuối hột cũng rất kỳ công, phải để chuối chín mới lấy hạt được, hạt được sao khô thơm nhẹ. Hạt chuối hột có thể dùng để ngâm rượu hoặc tán nhỏ sắc uống hàng ngày.
  Giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp: 200g giã nát ngâm với rượu 40 độ (1.000ml) trong 10 ngày để càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ, có thể thêm đường cho dễ uống. Trị sỏi thận, sỏi bàng quang: dùng hạt chuối hột rang giòn, giã nát, rây bột mịn. Mỗi ngày dùng 2 thìa canh bột cho vào ấm chế nước sôi pha trà uống. Trong thời gian uống thuốc thấy có chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu qua đêm. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi ra hết thành những viên nhỏ. Kết quả rất tốt. Vỏ quả chuối hột Trị đau bụng kinh niên: vỏ quả chuối hột 40g, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột; quế chi 4g; cam thảo 2g tán bột. Trộn đều hai bột, luyện với mật làm viên, uống 2 – 3 lần trong ngày với nước ấm. Trị đau bụng, tiêu chảy: vỏ quả chuối rừng đã chín vàng, thái nhỏ, phơi khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 8g, hãm nước sôi uống. Trị kiết lỵ: vỏ quả chuối hột, rễ gai tầm xọng, vỏ quả lựu, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g; búp ổi 10g, phơi khô, sắc uống. Hoa chuối hột Hoa chuối có vị hơi chát và ngon ngọt… Hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm nộm ăn để tăng tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con. Hoa chuối ăn hoặc sắc nước uống làm cho nước tiểu trong và giúp thận hòa tan các loại acid dễ đóng cặn trong thận và bàng quang. Hoa chuối là nguồn bổ sung chất xơ rất tốt, vì vậy nên ăn hoa chuối để thêm chất xơ cho ruột, chống táo bón ở người cao tuổi. Đặc biệt người ta thấy rằng hoa chuối hầu như không có sâu bao giờ, vì vậy có thể dùng thay thế các chất xơ của các loại rau khác mà do lợi ích kinh tế người ta dùng quá nhiều hóa chất để trồng. Lá chuối hột Trị băng huyết, nôn ra máu: lá chuối hột phơi khô 10g, mốc cây cau 20g, tinh tre 20g. Tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ, hòa với nước uống. Mát phổi, bổ phổi, tiêu độc: lá bắc (lá màu đỏ bao bọc buồng chuối) và hoa chuối hột sắc uống. Thân chuối hột Trị đau nhức răng: thân chuối hột còn non, cắt đoạn, nướng chín rồi ép lấy nước, ngậm với ít muối. Cầm máu vết thương: dùng lõi thân cây chuối rừng đập dập, đắp vào vết thương. Lõi thân cây già thái và giã nát, vắt nước uống sẽ làm tiêu khát. Hỗ trợ ổn định đường huyết: chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20 – 25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết. Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột có tác dụng lợi tiểu chữa phù thũng. Chuối rừng làm rau sống là những cây chưa trổ buồng, dưới một năm tuổi. Người ta tước bỏ lớp vỏ bên ngoài màu tím, lấy phần xơ lưới màu trắng và vỏ lụa bên trong. Bẹ chuối sau khi tước vỏ bó lại và thái ra sợi nhỏ như thuốc rê. Đồng bào địa phương khi đi rừng khát nước thường chặt cây chuối rừng, lấy thân tước bỏ lớp vỏ, dùng lõi ăn sống hoặc ép lấy nước uống cho mát. Người đi rừng thành thạo luôn tìm tới đóng trại ở những thung lũng có cây chuối rừng, đó là nơi có nguồn nước tinh khiết và nhiều nhất trong mùa hè. Củ chuối hột Trị cảm nóng, sốt cao, háo khát, mê sảng: củ chuối hột đem cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt miếng, giã nát, ép lấy nước uống. Trị ho ra máu: củ chuối hột phối hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 12g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Trị kiết lỵ ra máu: củ chuối hột phối hợp với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây táo, mỗi thứ 4g, sao vàng, sắc uống. Trị tim hồi hộp, hay mơ, đêm về trằn trọc khó ngủ: củ chuối hột 20g, nấu chung với 1 quả tim heo (200 – 300g), uống nước, ăn tim. Hỗ trợ ổn định đường huyết: đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết (dành cho người bệnh đái tháo đường týp 2). Đồng bào Thái ở Tây Bắc lại dùng củ chuối hột sắc uống với củ chuối rừng và rễ cây móc, mỗi thứ 10 – 12g để làm thuốc an thai. Nước hãm củ chuối hột uống mát, tiêu khát, giải độc, kích thích tiêu hóa. Thân và củ chuối đem um với cá lóc, lươn đồng là món ăn – bài thuốc có tác dụng bồi bổ khá tốt. Lươn hoặc cá lóc cung cấp protein và các chất bổ, củ chuối kích thích tiêu hóa, giúp tăng cảm giác muốn ăn, dễ hấp thu. Rượu chuối hột rừng Một trong những “sản phẩm” được ưa chuộng của chuối hột rừng lại chính là rượu chuối hột rừng đang được các nhà sản xuất quan tâm chế biến và quảng bá rộng rãi. Rượu chuối hột: 1kg chuối hột rừng ngâm khoảng 2 – 2,5 lít rượu ngon 40 – 45 độ, rượu có vị ngọt thơm, màu vàng nhạt. Dùng chữa bệnh thận, sỏi thận, đái tháo đường, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, tráng dương, tăng cường sức khỏe phái mạnh, giải nhiệt, bệnh dạ dày, kích thích tiêu hóa, bổ thận, lợi tiểu, trị kém ăn, kém ngủ, bồi bổ cơ thể… Tuy nhiên, để cho rượu chuối ngon và hấp dẫn, cần chế biến mới đạt yêu cầu. Cách ngâm rượu chuối hột ngon: Chuối phải thật chín, thái mỏng, phơi nắng (nhớ là phải giữ không cho ruồi nhặng bu vào và bụi bay vào), phơi càng khô càng tốt. Rượu ngâm phải là rượu trắng, không pha tạp (thường gọi làrượu cốt,rượu nguyên chất, nồng độ phải > 40 độ). Đồ ngâm rượu phải là thủy tinh, rửa sạch. Bỏ chuối vào, chuối chiếm 1/3 lọ, đổ rượu đầy 2/3 lọ, để lại 1/3 chân không cho chuối nở. Đậy kỹ nắp, 100 (3 tháng 10 ngày) ngày sau là uống được , để càng lâu càng tốt. Rượu chuối hột được xếp vào loại rượu thuốc, không nên ngâm uống để nhậu xỉn. Rượu chuối hột để hỗ trợ điều trị bệnh sạn thận, bổ thận: liều lượng mỗi bữa ăn 1/2 tách uống trà (10 – 20ml). Các vị thuốc gia giảm phải theo từng người: cao, hạ huyết áp, nhiệt, hàn, cần bổ khí, cần bổ huyết… không nên tùy tiện dùng sẽ phản tác dụng.










14 nhận xét:

  1. Cảm ơn bạn về những thông tin thật quý giá

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hầu hết các loại thuốc Tây đều có tác dụng phụ,các loại thuốc có chứa cooctizon dùng thời gian dài thường gây xốp xương,biến dạng khớp,teo cơ.Vì thế hiện nay người ta thích dùng các loại cây cỏ để chữa bệnh vì độ an toàn cao,nhưng mua thuốc đông y phải tìm những địa chỉ tin cậy để tránh thuốc giả.

      Xóa
  2. Những bài thuốc dân dã thường có xung quanh ta mà nhiều khi ta ko biết chị nhỉ ? Vào đọc bài của chị gái em biết thêm được nhiều vị thuốc mới, cảm ơn chị nhiều, cuối tuần an lành chị nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh kể cả những bệnh về xương khớp,chị mới biết được cách điều trị gẫy xương rất hay,khi nào cần,em liên lạc với chị nhé !

      Xóa
  3. Gương đem về một bài rất bổ ích. Cảm ơn MG. Nhưng mấy cây này ở HN tìm chắc cũng không dễ đâu nhỉ. Chúc MG khỏe vui luôn nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Muốn mua các loại dược liệu này nên ra các hiệu thuốc của Nhà Nước G thấy có người mua quả chuối hột từ miền Nam ra để chữa bệnh,nhưng không phải là chuối hột rừng ,nhiều loại cây cỏ họ đem xao lên ,mình khó nhận ra thật giả.

      Xóa
  4. Em rất thich những thông tin này,vì người cũng ko ít bệnh. Nhưng em lại rất hay quên, nên xin cop về để lúc cần đến thì mở ra xem.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những loại cây,quả ,chị giới thiệu ở đây nếu mọi người thấy bổ ích,chị rất vui,chị sẽ còn viết tiếp.

      Xóa
  5. Mình sẽ tích cực ăn nho khô. Nhà mình có rất nhiều mà bây giờ mới biết là nó có tác dụng giảm Loãng xương. Mình đang rất cần. Cám ơn về những thông tin quý giá trong bài này

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Hoa quả có nhiều vitamin lại có tác dụng chữa bệnh,chúng mình cố gắng ăn thường xuyên miễn là đừng ăn quá nhiều một lúc sẽ tốt cho sức khỏe.

    Trả lờiXóa
  8. Mình thấy ở tuổi chúng ta nên ăn tất cả 7 loại quả trên vì không có bệnh nọ cũng có bệnh kia, chỉ sợ chua không ăn được thôi. Cám ơn MG nhé.

    Trả lờiXóa
  9. Những loại hoa quả và các cây này đều có tác dụng với các bệnh chúng ta thường mắc phải,các cụ nhớ bệnh của mình dùng loại nào thích hợp và tìm những nơi bán hàng tin cậy nhé !

    Trả lờiXóa
  10. Cám ơn chị bài viết rất bổ ích cho sức khỏe mà chẳng phải ...tốn tiền.Nhưng em lại thấy nói: ăn nhiều hoa quả ngọt / nhất là quả khô/ cũng dễ bị tiểu đường lắm đấy ạ.

    Trả lờiXóa